Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tranh chấp chia tài sản chung nhà ở và quyền sử dụng đất – là di sản thừa kế, đã có hiệu lực pháp luật. Xin hỏi như vậy còn tồn tại tranh chấp không?
Gửi bởi: Phạm Thanh Tùng
Trả lời có tính chất tham khảo
Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi xảy ra một trong các tình huống như sau:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được
thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;
đ) Các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án;
e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
g) Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
h) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Như vậy chỉ một vài trường hợp là tranh chấp chấm dứt (như một trong các đương sự chết, các bên hòa giải được với nhau).
Một số trường hợp tuy tòa ra quyết định đình chỉ vụ án nhưng tranh chấp vẫn tồn tại như trường hợp nguyên đơn không có mặt theo giấy triệu tập của tòa hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản với một bên đương sự trong vụ án việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT
Địa chỉ: Số 335 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: 04.3747 8888 – Email: info@luatdaiviet.vn
Các văn bản liên quan:
Bộ luật 24/2004/QH11 Tố tụng dân sự
Trả lời bởi: z
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.