Câu hỏi: Sa thải phụ nữ mang thai bị phạt như thế nào theo Luật Hình sự mới nhất?
Tôi đang làm việc tại Công ty TNHH Khởi Nguyên, tôi đã có thai đến tháng thứ 8 nhưng tôi không dám nghỉ thai sản, vì tôi thấy đã có rất nhiều trường hợp nghỉ thai sản ở công ty tôi bị làm khó sau khi đi làm lại, có thể là chuyển công tác, cho công việc khó và vất vả sau khi nghỉ sinh và lấy các lý do để sa thải, hiện tại tôi đang rất hoang mang, xin được sự tư vấn giúp đỡ của công ty luật!
Luật sư Tư vấn Sa thải phụ nữ mang thai bị phạt như thế nào theo Luật Hình sự mới nhất – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
- Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 03 tháng 08 năm 2017
- Cơ sở pháp lý
Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015
- Luật sư trả lời
Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc xử phạt người phạm Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật cụ thể như sau:
“Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
1.Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe doạ buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.”
Như vậy, khi người sử dụng lao động vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân mà sa thải phụ nữ mang thai thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, lưu ý rằng, nếu hành vi sa thải lao động nữ mang thai không vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân thì không cấu thành tội sa thải người lao động trái pháp luật, bên cạnh đó, theo Bộ luật Hình sự 2015, tội sa thải người lao động trái pháp luật là tội duy nhất đề cập đến vấn đề sa thải, do vậy nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.
Chú ý: Bộ luật Hình sự 2015 hiện chưa có hiệu lực thi hành cho tới khi sửa xong các sai sót được phát hiện.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.