Tạt mắm tôm vào mặt người khác phạm tội gì

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Tạt mắm tôm vào mặt người khác phạm tội gì?

Tôi có xích mích trong chuyện làm ăn buôn bán với vài người, đã có lần to tiếng tranh cãi và xảy ra chút xô đẩy nhưng đều có người can ngăn nên sự việc không tiến xa hơn, tuần trước khi trên đường đi từ nhà ra kiot, tôi bị 1 thanh niên bịt mặt đội mũ kín đầu tạt mắm tôm vào đúng mặt khiến tôi cay xè mắt không thể mở ra được, loạng choạng ngã ra đường, phải được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh thì mới ngồi dậy được, tôi muốn hỏi hành động như vậy là phạm tội rồi đúng không?


Luật sư Tư vấn Luật Hình sự– Gọi 1900.0191

1./Thời điểm pháp lý

Ngày 26 tháng 03 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề xử lý hành vi tạt mắm tôm vào mặt người khác

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

3./Luật sư trả lời

Hành vi tạt mắm tôm vào mặt người khác nếu không gây thương tích cho người bị tạt, có thể xem là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Tuy nhiên, tính chất của hành vi không phải là hành vi quá nghiêm trọng và nguy hiểm cho xã hội nên trên thực tế, hành vi này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự về mặt tinh thần.

Căn cứ vào Nghị định 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Ta có thể xác định  hình thức xử phạt hành chính với hành vi tạt mắm tôm vào mặt người khác theo Điểm a, Khoản 1, Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng Nghị định này.

Theo đó, trường hợp này Cơ quan có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi “Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”

Người có hành vi tạt mắm tôm có thể bị yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với người bị tạt mắm tôm do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015, Khoản 2, Điều. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Theo đó: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191