Câu hỏi của khách hàng: Thời gian điều tra giải quyết hồ sơ vụ việc trong bao lâu
Cho hỏi mình mua thẻ game công ty VDC NET2, mình bị khoá 4 tài khoản vì liên quan đến thẻ game hack do công ty đối tác là EKIM phân phối mua lần đầu 10 triệu ngày 19/9/2018 và vào game sử dụng không có vấn đề gì, lần 2 là 66 triệu vào ngày 26/9/2018. Đến ngày 28/9 mình bị khoá 4 tài khoản VDC có thông báo đưa vụ việc qua C50 điều tra và C50 có liên lạc với mình để ra Hà Nội lấy lời khai và xác minh.Khi bị khoá tài khoản, mình có chụp lại hết đoạn nói chuyện và tài khoản ngân hàng lúc chuyển khoản và số điện thoại, facebook người bán và cung cấp hết chứng cứ cho C50, viết giấy cam đoan với C50 về lời khai. Tuy nhiên đến hôm nay là 6 tháng vẫn không thấy tin tức vụ việc nên mình có liên lạc công ty VDC NET2 và được trả lời là đợi bên C50 quyết định và mình cũng điện bên C50 thì được đồng chí giải quyết vụ việc liên tục báo đang làm. Cho mình xin tư vấn dùm làm thế nào để giải quyết vụ việc và nếu hồ sơ vụ việc bao lâu là được giải quyết
Luật sư Luật Tố tụng Hình sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 08/07/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Thời gian điều tra giải quyết hồ sơ vụ việc trong bao lâu
- Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
3./ Luật sư trả lời câu hỏi Thời gian điều tra giải quyết hồ sơ vụ việc trong bao lâu
Theo quy định Điều 172 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về thời hạn điều tra như sau:
“Điều 172. Thời hạn điều tra
- Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
4. Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Theo đó, Điều 172 quy định, thời hạn điều tra vụ án hình sự được tính kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra như sau:
– Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng
– Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng
– Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Trường hợp hết thời hạn điều tra mà không thể kết thúc việc điều tra thì Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Gia hạn điều tra
Nếu vụ án có tính chất phức tạp, cần thiết phải gia hạn để điều tra thì cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra trong thời gian chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra.
Theo đó, khoản 2 Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời gian được phép gia hạn căn cứ vào tính chất của các vụ án như sau:
– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì được gia hạn 01 lần không quá 02 tháng
– Đối với tội nghiêm trọng thì được gia hạn 02 lần, lần đầu không quá 03 tháng, lần thứ hai không quá 02 tháng.
– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì được gia hạn 02 lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì được gia hạn ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng. Nếu hết thời gian gia hạn vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra thì có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng nữa.
– Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
Ngoài ra, trong trường hợp vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì cách tính thời hạn điều tra như sau:
– Nếu do Viện kiểm sát trả lại thì không quá 02 tháng và chỉ được trả lại 02 lần.
– Nếu là Tòa án trả lại thì không quá 01 tháng và chỉ được trả lại 01 lần.
Theo đó, thời gian điều tra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tính chất của vụ việc. Cơ quan điều tra sẽ tiến hành lấy lời khai của bạn và nhân chứng, lời khai của người bị tố cáo, tố giác. Kết thúc giai đoạn điều tra cơ quan điều ra ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố.
Trường hợp thời hạn giải quyết vụ án đã quá theo quy định của pháp luật thì bạn làm đơn khiếu nại về hành vi quá thời hạn giải quyết của cán bộ được giao nhiệm vụ điều tra vụ việc của bạn tới thủ trưởng cơ quan đó. Trường hợp thủ trưởng không giải quyết thì bạn tiến hành khiếu nại tới Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp.
Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình bạn nên làm đơn yêu cầu để nhận được câu trả lời của cán bộ tiếp nhận điều tra về tiến độ vụ việc.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.