MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của Luận văn
Khi nói đến tình hình giao thông của nước ta hiện nay thì không thể không nói đến các hành vi vi phạm về lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển, lưu thông hàng hóa của con người. Nhận thấy tầm quan trọng của giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, đã được Đảng và nhà nước các cơ quan ban ngành, đoàn thể và toàn xã hội quan tâm, bên cạnh đưa ra nhiều chính sách, giải pháp để phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông đường bộ. Trong những năm gần đây để phòng ngừa nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm trên thì nhiều công trình, dự án đầu tư phục vụ cho hoạt động giao thông đường bộ ngày càng phát triển, việc mở rộng các tuyến đường trọng điểm, thường xuyên được đầu tư nâng cấp, đã đáp ứng nhu cầu về giao thương kinh tế với các vùng lân cận, đồng thời giúp người dân đi lại dễ dàng, kể cả việc vận chuyển hàng hóa của người dân trở trở nên thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả to lớn lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ mang lại thì đã và đang tồn tại những vấn đề hết sức cấp bách đó chính là vấn nạn về tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều vụ vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ xảy ra ngày càng nhiều năm sau cao hơn năm trước; Bên cạnh đó, một số vấn đề khác có liên quan đến tình hình vi phạm tội phạm trên như về đặc điểm tâm lý, độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo của người điều khiển phương tiện giao thông và các văn bản áp dụng pháp luật chưa được cụ thể, rõ rang và đầy đủ dẫn đến còn nhiều bất cặp trong việc đề ra các giải pháp phòng ngừa tệ nạn nói trên.
Trong những năm qua, các sở, ban, ngành và Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng các giải pháp quản lý, ngăn chặn, phòng ngừa môi trường giao thông hiện nay để ngăn chặn hoặc làm giảm thiểu tình hình TNGT và tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB một cách đồng bộ, quyết liệt. Tuy nhiên, việc phối hợp thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng ngừa TNGT và tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB giữa các cơ quan chức năng chưa phát huy hiệu quả, tình trạng vi phạm về lĩnh vực giao thông đường bộ vẫn tiếp tục diễn ra, ngày càng phổ biến đặt biệt là tai nạn giao thông và tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB ngày càng xảy ra nghiêm trọng hơn.
Do đó, để nhận thức đúng và đầy đủ về tình hình TNGT và tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng như các hiện tượng xã hội tiêu cực khác, chúng đều có những đặc điểm riêng của nó. Vì thế, muốn công tác đấu tranh, ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm này có hiệu quả chúng ta phải đúc kết từ lý luận, từ tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm này, làm rõ những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi VPQĐ về ĐKPTGTĐB để có những biện pháp loại trừ hoặc hạn chế của những nguyên nhân, điều kiện đó để phòng ngừa tội này có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Đây cũng chính là lý do để học viên chọn đề tài “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ Luật học.
- Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, trước tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, cùng với việc tiến hành nhiều biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi này, cho nên trong giới nghiên cứu pháp luật Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu của các khoa học, các cơ sở đào tạo và các ngành có liên quan nghiên cứu vấn đề đấu tranh, phòng ngừa TNGT và tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Loại tội này được đề cập và phân tích trong một số bài viết, tạp chí chuyên ngành luật như: Luận văn thạc sĩ “ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Long An: Tình hình nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” của tác giả Trần Văn Thành năm 2014; Luận văn thạc sĩ “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: Tình hình nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” của tác giả Huỳnh Thanh Hiệp năm 2013; Luận văn thạc sĩ “Tội đua xe trái phép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” của tác giả Đoàn Công Viên, năm 2012.
Nhìn chung, các đề tài trên chỉ nghiên cứu về phòng ngừa Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên một phương diện kía cạnh nhất định của địa phương đó. Cho nên trong thời gian tới để giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được tốt hơn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do TNGT gây ra, vấn đề cần đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu tìm tòi một cách có hệ thống, toàn diện, sâu sắc và các giải pháp khả thi hơn để phòng ngừa có hiệu quả đối với hành vi này.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về mặt lý luận, đánh giá một cách khái quát khoa học về tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội, xác định nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, ngừa TNGT và tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
– Phân tích tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (dưới góc độ pháp lý hình sự, thân nhân người phạm tội).
– Phân tích các nguyên nhân và điều kiện của tình hình loại tội phạm này.
– Dự báo tình hình tội phạm này trên địa bàn Đồng Tháp trong thời gian tới.
– Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm nhất là thực tiễn công tác phòng, ngừa tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB theo Bộ luật Hình sự ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề thuộc nội dung Luận văn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung luận văn nghiên cứu tình hình và thực trạng công tác phòng ngừa tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, dưới góc độ tội phạm học, xác định nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, dự báo về tình hình tội phạm, trên cơ sở đề xuất các giải pháp phòng ngừa loại tội này trong thời gian tới.
– Về không gian: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
– Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong thời gian 5 năm, từ năm 2010 đến năm 2014 (bao gồm số liệu thống kê thường xuyên, bản án xét xử sơ thẩm hình sự (200 bản án) và các báo cáo tổng kết năm của các cơ quan chức năng trên địa tỉnh Đồng Tháp).
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Phương pháp luận
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, các tư tưởng của Đảng được thể hiện trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm; Để thực hiện việc nghiên cứu của mình, tức làm rõ tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB, xác định nguyên nhân, điều kiện của hiện tượng đó và cuối cùng là thiết lập các biện pháp, giải pháp phòng ngừa loại tội phạm phổ biến này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp thống kê hình sự; phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, tổng hợp dựa trên các báo cáo; phương pháp thống kê từ khảo sát thực tiễn xét xử; phương pháp tọa đàm, lấy ý kiến chuyên gia; phương pháp mô tả, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và phương pháp nghiên cứu dưới góc độ của ngành, liên ngành, đa ngành.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cũng cố lý luận và thực tiễn đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung và tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Ngoài ra, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu tội phạm học trong quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, sâu sắc để phòng ngừa có hiệu quả tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong việc đánh giá thực trạng, tình hình, phân tích các nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; đề ra các giải pháp nâng cao công tác phòng ngừa tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Cơ cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của Luận văn được cấu trúc thành 3 Chương:
Chương 1: Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Tham khảo thêm:
- Toàn bộ điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 (Phần 7)
- Toàn bộ điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 (Phần 6)
- Toàn bộ điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 (Phần 5)
- Toàn bộ điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 (Phần 4)
- Toàn bộ điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 (Phần 3)
- Toàn bộ điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 (Phần 2)
- Toàn bộ điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 (Phần 1)
- Quy định về Thừa kế theo pháp luật
- Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự
- Vướng mắc thực tế Doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản thường gặp
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.