Cán bộ tư pháp hộ tịch có phải đến từng nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh không? Pháp luật quy định cán bộ tư pháp hộ tịch có trách nhiệm gì trong công tác này?
Gửi bởi: Admin Portal
Theo quy định tại Điều 82 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì đối với những khu vực người dân còn bị chi phối bởi phong tục, tập quán hoặc điều kiện đi lại khó khăn, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải có lịch định kỳ đến tận nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh. Bên cạnh đó, cán bộ Tư pháp hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ sau đây:
– Thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch.
– Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã về những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị trấn mà không được đăng ký.
– Sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
– Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
– Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
– Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm.
Các văn bản liên quan:
Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch
Trả lời bởi: Admin Portal
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.