Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Tranh chấp mốc giới đất đai, thẩm quyền giải quyết là của Tòa án hay UBND?
Xin nhờ các anh chị em tư vấn giúp.
Mảnh đất A chưa có sổ đỏ, mảnh đất B đã có sổ đỏ. A và B tranh chấp mốc giới. A có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.Vậy thẩm quyền giải quyết là Tòa án hay UBND ạ.Trân trọng cảm ơn.
Luật sư Tư vấn Luật Đất đai – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 14 tháng 06 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
– Luật đất đai 2013
3./ Luật sư tư vấn
Với tranh chấp về mốc giới nêu trên, anh/chị có thể lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật quy định như sau:
Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đai. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ chứng minh/ làm căn cứ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đât đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ chứng minh/ làm căn cứ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đât đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền trong trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân;
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Như vậy, với trường hợp tranh chấp đất đai, A có thể lựa chọn cơ quan có thẩm quyền nêu trên. Tuy nhiên, với tranh chấp mốc giới giữa hai mảnh đất, trước hết A có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết thông qua hòa giải cơ sở tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất giải quyết trên cơ sở thẩm quyền quản lý địa chính tại cơ sở. Nếu việc hòa giải không thành, tùy thuộc vào căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất của A nếu chưa được cấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, A có thể khởi kiện ra Tòa án hoặc đơn yêu cầu tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để giải quyết theo quy định nêu trên.
Với những tư vấn về câu hỏi Tranh chấp mốc giới đất đai, thẩm quyền giải quyết là của Tòa án hay UBND?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.