Trình tự, thủ tục mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Trình tự, thủ tục mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng


Luật sư Tư vấn Luật Bảo vệ và phát triển rừng – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 11 tháng 09 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Trình tự, thủ tục mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

  • Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
  • Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT)

3./ Luật sư tư vấn

Là một trong những tài sản được coi là bất động sản, việc mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cần phải được ký kết, thực hiện, đăng ký theo quy định của pháp luật theo trình tự, thủ tục sau:

Căn cứ Điều 36 Nghị định 23/2006/NĐ-CP về trình tự, thủ tục mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng:

“1.Trình tự, thủ tục mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định tại các Điều 148, 149, 151, 152, 153 và Điều 155 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai.

2.Cơ quan thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng sau khi hoàn thành các thủ tục có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng chức năng của cấp huyện, để phối hợp theo dõi, quản lý và cập nhật hồ sơ quản lý rừng.”

Tuy nhiên, Nghị định 43/2014/NĐ-CP được ban hành thay thế Nghị định 181/2004/NĐ-CP. Căn cứ Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì trình tự, thủ tục mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng phải được đăng ký, cụ thể, việc đăng ký được tiến hành như sau:

-Chủ rừng nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận tới Phòng Tài nguyên và môi trường của UBND cấp huyện. Hồ sơ gồm:

+Mẫu đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

+Hợp đồng mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (có công chứng)

+Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đaiĐiều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;

+Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 33 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

+Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

+Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu.

+Tờ khai tiền sử dụng đất theo mẫu

-Thời gian thực hiện: Không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính và thời gian niêm yết công khai của Ủy ban nhân dân cấp xã (15 ngày).

Như vậy, pháp luật quy định về vấn đề trình tự, thủ tục mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng như đã trình bày ở trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Trình tự, thủ tục mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191