Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm, thủ tục miễn trừ
Luật sư Tư vấn Luật Cạnh tranh – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 15 tháng 09 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm, thủ tục miễn trừ
- Luật cạnh tranh năm 2004
- Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cạnh tranh
3./ Luật sư tư vấn
Miễn trừ là thủ tục cho phép hưởng ngoại lệ có thời hạn của những doanh nghiệp thuộc diện bị cấm tập trung kinh tế. Điều 18 Luật Cạnh tranh quy định việc cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. Nếu việc tập trung kinh tế rơi vào trường hợp này thì bị cấm tuy nhiên, pháp luật luôn cân nhắc đến hiệu quả hành vi bằng cách quy định những trường hợp ngoại lệ để miễn trừ cho các doanh nghiệp. Các quốc gia sẽ xây dựng các tiêu chí miễn trừ cụ thể cho các hoạt động tập trung kinh tế, các tiêu chí này ở các nước khác nhau. Đối với Việt Nam, vấn đề này được quy định như sau:
Theo Điều 19 Luật Cạnh tranh thì các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm có thể được xem xét miễn trừ khi:
-Trường hợp thứ nhất, điều kiện xem xét cho phép doanh nghiệp được hưởng miễn trừ trong trường hợp này đó là một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì một doanh nghiệp bị coi là đang trong nguy cơ bị giải thể khi doanh nghiệp này thuộc trường hợp giải thể theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của doanh nghiệp nhưng chưa tiến hành thủ tục giải thể hoặc đang tiến hành thủ tục giải thể nhưng chưa có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật..
-Trường hợp miễn trừ thứ hai, để có thể được hưởng cơ chế miễn trừ các bên có liên quan phải chứng minh rằng kết quả của việc tập trung kinh tế các tác dụng đối với xã hội thông qua việc mở rộng xuất khẩu hoặc phát triển kinh tế xã hội hoặc góp phần phát triển tiến bộ xã hội.
Trong trường hợp thứ nhất thì việc xem xét, quyết định việc miễn trừ được thực hiện bằng văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Cạnh tranh.
Trong trường hợp thứ hai thì việc xem xét, quyết định việc miễn trừ được thực hiện bằng văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật Cạnh tranh.
Thủ tục miễn trừ đối với tập trung kinh tế gồm quá trình thụ lý, xem xét hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ khái quát như sau:
-Đối tượng nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ là các bên dự định tham gia tập trung kinh tế. Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh, theo đó, hồ sơ miễn trừ bao gồm:
+Đơn theo mẫu của cơ quan quản lý cạnh tranh;
+Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
+Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
+Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
+Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng các trường hợp được hưởng miễn trừ theo quy định;
+Văn bản uỷ quyền của các bên tham gia tập trung kinh tế cho bên đại diện.
-Cơ quan thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh là cơ quan Quản lý cạnh tranh
-Thời hạn nhận kết quả: 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung.
Và trong thời hạn 60 ngày, kể kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra một trong các quyết định sau đây:
+Chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ;
+Không chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ.
Như vậy, mặc dù pháp luật có quy định các hành vi tập trung kinh tế và các hình thức xử phạt nhưng pháp luật vẫn quy định vẫn có những trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm, và khi muốn hưởng miễn trừ trong các trường hợp trên thì các doanh nghiệp phải tiến hành nộp hồ sơ theo thủ tục nhất định mà pháp luật đã quy định.
Với những tư vấn về câu hỏi Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm, thủ tục miễn trừ, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.