Tỷ lệ % thương tật đối với vùng bộ phận sinh dục, hệ nội tiết

Tỷ lệ % thương tật khi bị tấn công, đánh vào bộ phận sinh dục, tổn thương hệ nội tiết.

Theo Thông tư số:20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tỷ lệ thương tật của các tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết liệu, sinh dục, hệ nội tiết được ghi nhận như sau:

 

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ TIẾT LIỆU – SINH DỤC

Tổn thương Hệ Tiết niệu – Sinh dục Tỷ lệ thương tật (%)     
I. Thận  
1. Chấn thương đụng dập thận: (Đã được điều trị bảo tồn không có biến chứng)  
1.1. Một thận 6 – 10
1.2. Hai thận 11 – 15
2. Chấn thương thận gây xơ teo mất chức năng một thận  
2.1. Thận bên kia bình thường, không suy thận 35
2.2. Thận bên kia không bình thường và/hoặc suy thận: Tỷ lệ Mục 2.1 cộng lùi tỷ lệ bệnh, tật của thận  
3. Viêm thận, bể thận  
3.1. Chưa có biến chứng 11 – 15

3.2. Có biến chứng: Tỷ lệ Mục 3.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 
4. Suy thận mạn tính  
4.1. Giai đoạn I 41 – 45
4.2. Giai đoạn II 61 – 65
4.3. Giai đoạn IIIa 71 – 75
4.4. Giai đoạn IIIb, IV (có chỉ định chạy thận nhân tạo) 91
5. Chấn thương thận – Mổ cắt thận  
5.1. Cắt bỏ một phần thận, thận còn lại bình thường 21 – 25
5.2. Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường 45
5.3. Cắt bỏ thận, thận còn lại có bệnh, tật: Tỷ lệ Mục 5.1 hoặc 5.2 cộng lùi tỷ lệ bệnh tật của thận còn lại  
6. Dị vật trong thận chưa lấy ra  
6.1. Dị vật ở một thận, chưa biến chứng 11 – 15
6.2. Dị vật ở hai thận, chưa gây biến chứng 21 – 25
6.3. Dị vật ở thận gây biến chứng: Tỷ lệ Mục 6.1 hoặc 6.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng  
7. Mở thông thận 15 – 17
8. Ghép thận, chức năng thận được cải thiện 26 – 30
9. Khâu vết thương thận  
9.1. Một bên 16 – 18
9.2. Hai bên 21 – 23
II. Niệu quản (một bên)  
1. Tổn thương niệu quản cắt dưới 5cm đã phẫu thuật phục hồi có kết quả 21 – 25
2. Tổn thương niệu quản cắt từ 5cm trở lên  
2.1. Phải mổ tạo hình niệu quản không có biến chứng 26 – 30
2.2. Phải mổ tạo hình niệu quản có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng  
3. Chấn thương làm hẹp niệu quản gây giãn niệu quản 26 – 30
4. Chấn thương làm hẹp niệu quản gây giãn niệu quản và ứ nước thận

(Nếu có suy thận, cộng lùi với tỷ lệ suy thận)

31 – 35
5. Rách/đứt niệu quản phải mổ khâu phục hồi  
5.1. Chưa có di chứng  
5.1.1. Mổ hở 26 – 30
5.1.2. Mổ nội soi 11 – 15
5.2. Có di chứng: chít hẹp niệu quản, thận ứ nước hoặc nhiễm trùng bể thận (Nếu có suy thận, cộng lùi với tỷ lệ suy thận) 31 – 35
6. Tổn thương niệu quản phải chuyển dòng tiết niệu  
6.1. Nối niệu quản – ruột 11 – 15
6.2. Đưa đầu niệu quản ra ngoài da 11 – 15
III. Bàng quang  
1. Tổn thương bàng quang đã phẫu thuật kết quả tốt 26 – 30
2. Tổn thương bàng quang sau điều trị có di chứng: ‘‘hội chứng bàng quang nhỏ’’ (dung tích dưới 100ml) 41 – 45
3. Tạo hình bàng quang mới 45
4. Đặt dẫn lưu bàng quang vĩnh viễn 61
5. Tổn thương bàng quang điều trị nội bảo tồn  
5.1. Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn bàng quang xảy ra < 12 lần /năm, giữa các đợt chức năng đường tiết niệu dưới bình thường 11 – 15
5.2. Bàng quang chứa nước tiểu tốt nhưng không kiểm soát tự chủ được hoạt động phản xạ (són tiểu,tiểu không tự chủ khi có stress hoặc tiểu không tự chủ khi mót tiểu) 16 – 20
5.3. Bàng quang không chứa được nước tiểu, mất kiểm soát bàng quang (nước tiểu chảy nhỏ giọt liên tục) 46 – 50
5.4. Dị vật bàng quang  
5.4.1. Dị vật thành bàng quang  
  + Phẫu thuật kết quả tốt 26 – 30
  + Phẫu thuật có di chứng 41 – 45
5.4.2. Dị vật trong lòng bàng quang  
5.4.2.1. Chưa phẫu thuật 31 – 35
5.4.2.2. Đã phẫu thuật, kết quả tốt  
  – Mổ hở 11 – 15
  – Mổ nội soi 6 – 9
5.4.2.3. Đã phẫu thuật nhưng kết quả không tốt (không lấy được dị vật hoặc lấy không hết)

(Nếu có biến chứng cộng lùi với tỉ lệ của các biến chứng)

36 – 40
6. Vỡ/thủng bàng quang đã phẫu thuật, kết quả tốt  
6.1. Trong phúc mạc 26 – 30
6.2. Ngoài phúc mạc 21 – 25
* Nếu có biến chứng, cộng lùi với tỷ lệ biến chứng  
7. Cắt bán phần bàng quang 61 – 65
8. Cắt toàn phần bàng quang và chuyển lưu nước tiểu 81 – 85
IV. Niệu đạo  
1. Điều trị kết quả tốt 11 – 15
2. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại có kết quả 31 – 35
3. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại không kết quả 41 – 45
4. Tổn thương niệu đạo sau  
4.1. Điều trị nội khoa phục hồi tốt 11 – 15
4.2. Điều trị nội khoa phục hồi không tốt, gây hẹp niệu đạo phải nong nhiều lần 31 – 35
4.3. Chít hẹp mổ tạo hình phục hồi tốt 21 – 25
4.4. Chít hẹp không tạo hình được 41 – 45
5. Tổn thương niệu đạo trước (đoạn di động)  
5.1. Điều trị nội khoa phục hồi tốt 11 – 15
5.2. Điều trị nội khoa phục hồi không tốt, gây hẹp phải nong nhiều lần (nong dễ hơn niệu đạo sau) 26 – 30
5.3. Chít hẹp mổ tạo hình phục hồi tốt 21 – 25
5.4. Chít hẹp không tạo hình được 36 – 40
5.5. Tái hẹp sau tạo hình 46 – 50
6. Rò niệu đạo ở đoạn di động 16 – 20
7. Khâu nối niệu đạo di động 21 – 25
V. Tầng sinh môn  
1. Điều trị kết quả tốt 1 – 5
2. Có biến chứng rò bàng quang – âm đạo hay niệu đạo, trực tràng  
2.1. Phẫu thuật kết quả tốt 11 – 15
2.2. Phải mổ lại lần hai kết quả hạn chế 31 – 35
2.3. Mổ lại trên hai lần nhưng không kết quả 51 – 55
3. Tổn thương cơ vòng hậu môn  
3.1. Điều trị kết quả tốt 21 – 25
3.2. Điều trị kết quả không tốt, gây di chứng hẹp hậu môn 26 – 30
VI. Tinh hoàn, Buồng trứng  
1. Mất một bên  
1.1.   Mất bán phần 1 bên 6 – 10
1.2.   Mất hoàn toàn 1 bên 11 – 15
2. Mất cả hai bên 36 – 40
3. Teo tinh hoàn mất chức năng sinh tinh  
3.1. Một bên  
3.1.1. Đã có con 6 – 10
3.1.2. Chưa có con 11 – 15
4. Hai bên  
4.1. Đã có con 16 – 20
4.2. Chưa có con 46 – 50
–     Từ 39 tuổi trở xuống Tỷ lệ tăng thêm 50%
–   Từ 66 tuổi trở lên Tỷ lệ giảm bớt 50%
5. Teo buồng trứng mất chức năng sinh trứng  
5.1. Một bên  
5.1.1. Đã có con 11 – 15
5.1.2. Chưa có con 26 – 30
5.2. Hai bên  
5.2.1. Đã có con 46 – 50
5.2.2. Chưa có con 51 – 55
–   Từ 39 tuổi trở xuống: Tỷ lệ tăng thêm 50%

–   Từ 50 tuổi trở lên: Tỷ lệ giảm bớt 50%

 
6. Dập tinh hoàn/buồng trứng  
6.1. Một bên, còn chức năng sinh tinh/sinh trứng  
6.1.1. Điều trị bảo tồn (nội khoa) 1 – 5
6.1.2. Điều trị bằng phẫu thuật nhưng không cắt bỏ 6 – 10
6.2. Hai bên, còn chức năng sinh tinh/sinh trứng  
6.2.1. Điều trị bảo tồn (nội khoa) 6 – 10
6.2.2. Điều trị bằng phẫu thuật nhưng không cắt bỏ 11 – 15
* Từ 39 tuổi trở xuống: Tỷ lệ tăng thêm 50%

Từ 50 tuổi trở lên (đối với nữ) và từ 66 tuổi trở lên (đối với nam): Tỷ lệ giảm bớt 50%

 
* Nếu mất chức năng sinh tinh/sinh trứng tính tỷ lệ tương tự teo tinh hoàn/buồng trứng  
VII. Dương vật  
1. Mất một phần dương vật 21 – 25
2. Đứt một phần dương vật khâu nối được  
2.1. Khâu nối kết quả tốt 11 – 15
2.2. Khâu nối được, kết quả không tốt 16 – 20
3. Mất hoàn toàn dương vật 41
4. Sẹo dương vật  
4.1. Gây co kéo dương vật 11 – 15
4.2. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả tốt 11 – 15
4.3. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả không tốt 21
5. Di chứng vết thương, chấn thương dương vật  
5.1. Đôi khi cản trở chức năng sinh dục 1 – 5
5.2. Có thể thực hiện chức năng sinh dục nhưng cương dương, xuất tinh và/hoặc cảm giác luôn gặp khó khăn ở mức độ nhất định 6 – 10
5.3. Có thể thực hiện chức năng sinh dục nhờ có cương dương đủ nhưng không có cảm giác và/hoặc xuất tinh 11 – 15
5.4. Không thể thực hiện chức năng sinh dục 16 – 20
6. Đứt dây hãm bao qui đầu  
6.1.Khâu phục hồi tốt 1 – 5
6.2. Phục hồi một phần, để lại di chứng (đau, quan hệ tình dục khó khăn) 6 – 10
* Tất cả các tổn thương ở trên, nếu từ 39 tuổi trở xuống: Tỷ lệ tăng thêm 50%;  Từ 66 tuổi trở lên: Tỷ lệ giảm bớt 50%.  
VIII. Tử cung  
1. Cắt tử cung bán phần hoặc hoàn toàn  
1.1. Đã có con 41
1.2. Chưa có con 51 – 55
2. Vết thương rách thành tử cung nhưng chưa thủng, điều trị phẫu thuật kết quả tốt 21 – 25
3. Thủng tử cung, điều trị phẫu thuật kết quả tốt 26 – 30
* Nếu có biến chứng, cộng lùi với tỷ lệ biến chứng  
IX. Vú  
1. Mất một vú 26 – 30
2. Mất hai vú 41 – 45
3. Mất một phần vú 6 – 10
4. Mất một phần núm vú  
4.1. Một bên  
4.1.1. Dưới 50 tuổi, chưa có con 8 – 10
4.1.2. Dưới 50 tuổi, đã có con 5 – 7
4.1.3. Trên 50 tuổi 1 – 5
4.2. Hai bên  
4.2.1. Dưới 50 tuổi, chưa có con 16 – 18
4.2.2. Dưới 50 tuổi, đã có con 11 – 13
4.2.3. Trên 50 tuổi 6 – 8
5. Mất toàn bộ núm vú  
5.1. Một bên  
5.1.1. Dưới 50 tuổi, chưa có con 11 – 13
5.1.2. Dưới 50 tuổi, đã có con 6 – 8
5.1.3. Trên 50 tuổi 5 – 7
5.2. Hai bên  
5.2.1. Dưới 50 tuổi, chưa có con 21 – 23
5.2.2. Dưới 50 tuổi, đã có con 16 – 18
5.2.3. Trên 50 tuổi 11 – 13
X.  Ống dẫn tinh, Vòi trứng  
1. Đứt một bên 5 – 9
2. Đứt cả hai bên  
2.1. Đã có con 15
2.2. Chưa có con 36 – 40
3. Tổn thương ống dẫn trứng  
3.1. Có tổn thương ống dẫn trứng nhưng không đứt, thụ thai tự nhiên  
3.1.1. Đã có con 6 – 10
3.1.2. Chưa có con 16 – 20
3.2. Có tổn thương ống dẫn trứng nhưng không đứt, có thể thụ thai nhờ can thiệp y học  
3.2.1. Đã có con 21 – 25
3.2.2. Chưa có con 26 – 30
3.3. Tắc ống dẫn trứng hai bên không thể phục hồi  
3.3.1. Đã có con 11 – 15
3.3.2. Chưa có con 26 – 35
4. Phẫu thuật nối ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng cho kết quả tốt  
4.1. Đã có con 6 – 10
4.2. Chưa có con 16 – 20
5. Phẫu thuật nối ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng cho kết quả xấu  
5.1. Đã có con 21 – 25
5.2. Chưa có con 26 – 30
XI. Vết thương âm hộ, âm đạo  
1. Vết thương gây biến dạng âm hộ, âm đạo  
1.1. Dưới 50 tuổi  
1.1.1. Có biến dạng âm hộ và/hoặc âm đạo, không cần điều trị tiếp tục, giao hợp bình thường và đẻ đường dưới được 6 – 10
1.1.2. Có biến dạng âm hộ và/hoặc âm đạo, giao hợp khó và hạn chế khả năng đẻ đường dưới 16 – 20
1.1.3. Có biến dạng âm hộ và/hoặc âm đạo, không giao hợp được, không đẻ đường dưới được 21 – 25
1.2. Từ 50 tuổi trở lên  
1.2.1. Có biến dạng âm hộ và/hoặc âm đạo, có thể giao hợp 3 – 7
1.2.2. Có biến dạng âm hộ và/hoặc âm đạo, không giao hợp được 11 – 16
2. Mất âm vật  
2.1. Mất một phần âm vật 6 – 10
2.2. Mất hoàn toàn âm vật 11 – 15
3. Mất môi lớn  
3.1. Một bên  
3.1.2. Mất hoàn toàn một bên 6 – 10
3.1.2. Một phần một bên 1 – 5
3.2.  Hai bên  
3.2.1. Mất hoàn toàn hai bên 11 – 15
3.2.2. Mất một phần hai bên 6 – 10
4. Mất môi bé  
4.1. Một bên  
4.1.1. Mất hoàn toàn một bên 6 – 10
4.1.2. Một phần một bên 1 – 5
4.2. Hai bên  
4.2.1. Mất hoàn toàn hai bên 11 – 15
4.2.2. Mất một phần hai bên 6 – 10
XII. Sẩy thai, thai chết lưu  
1. Ba tháng đầu  
1.1. Chưa có con 11 – 13
1.2.  Đã có con 8 – 10
1.3. Thai được thực hiện bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 16 – 18
2. Ba tháng giữa  
2.1. Chưa có con 11 – 13
2.2. Đã có con 8 – 10
2.3. Thai được thực hiện bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 21 – 23
3. Ba tháng cuối  
3.1. Chưa có con 16 – 20
3.2. Đã có con 11 – 15
3.3. Thai được thực hiện bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 26 – 30
XIII. Chấn thương gây đẻ non  
1. Đẻ non con sống 21 – 23
2. Đẻ non con chết  
2.1. Chưa có con 31 – 33
2.2. Đã có con 26 – 28
2.3. Thai được thực hiện bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 35 – 37
XIV. Tuyến tiền liệt, túi tinh  
1. Có rối loạn chức năng và có biến đổi giải phẫu nhưng không cần điều trị 6 – 10
2. Cắt tuyến tiền liệt 11 – 15
3. Cắt tuyến tiền liệt và túi tinh 16 – 20
XV. Bìu  
1. Mất một phần da bìu không kèm theo giảm chức năng, sai vị trí hoặc mất di động của tinh hoàn 1 – 5
2. Mất một phần da bìu, không giảm chức năng tinh hoàn nhưng có kèm theo sai vị trí hoặc mất di động tinh hoàn 6 – 10
3. Mất toàn bộ da bìu hoặc mất một phần da bìu cần ghép tinh hoàn vào nơi khác để bảo tồn chức năng tinh hoàn 16 – 20

 

 

 

 

 

Tỷ lệ % thương tật khi có tổn thương hệ nội tiết, tuyến yên, tuyến giáp.

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ NỘI TIẾT

Tổn thương Hệ Nội tiết Tỷ lệ thương tật (%)
I. Tuyến yên  
1. Dị vật tuyến yên chưa gây biến chứng (Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và Hệ Thần kinh)  
2. Vết thương, chấn thương tuyến yên gây biến chứng  
2.1. Rối loạn chức năng thuỳ sau tuyến yên gây đái tháo nhạt 26 – 30
2.2. Rối loạn chức năng thuỳ trước tuyến yên  
2.2.1. Rối loạn một loại hormon 26 – 30
2.2.2. Rối loạn từ hai đến ba loại hormon 41 – 45
2.2.3. Rối loạn từ bốn loại hormon trở lên (rối loạn chức năng thuỳ trước tuyến yên) 56 – 60
2.3. Rối loạn chức năng toàn bộ tuyến yên (rối loạn chức năng  cả thuỳ trước và thuỳ sau) 61 – 63
Ghi chú: Nếu di chứng tổn thương tuyến yên xảy ra trước tuổi dậy thì tỷ lệ được cộng thêm từ 15 đến 20% (cộng lùi)  
II. Tuyến giáp  
1. Dị vật tuyến giáp chưa gây biến chứng  
1.1. Dị vật một bên 11 – 15
1.2. Dị vật hai bên 21
2. Vết thương, chấn thương tuyến giáp gây biến chứng  
2.1. Nhiễm độc giáp  
2.1.1. Dưới lâm sàng 21 – 25
2.1.2. Lâm sàng (bệnh Basedow) chưa có biến chứng 41 – 45
2.1.3. Lâm sàng (bệnh Basedow) có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1.2 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng  
2.2. Suy giáp  
2.2.1. Suy giáp còn bù 41 – 45
2.2.2. Suy giáp mất bù (suy giáp rõ) 55 – 58
2.3. Cắt tuyến giáp  
2.3.1. Cắt một bên: Chức năng tuyến giáp vẫn ổn định 21
2.3.2. Cắt một bên tuyến giáp và cắt một phần bên đối diện, chức năng tuyến giáp vẫn ổn định 26 – 30
2.4. Cắt cả hai bên tuyến giáp 61 – 63
III. Tuyến cận giáp  
1. Dị vật tuyến cận giáp chưa gây biến chứng  
1.1. Dị vật một bên 11 – 15
1.2. Dị vật hai bên 21
2. Vết thương, chấn thương tuyến cận giáp gây suy chức năng tuyến cận giáp 31 – 35
3. Cắt tuyến cận giáp chức năng tuyến cận giáp vẫn ổn định 21
IV. Tuyến thượng thận  
1. Dị vật tuyến thượng thận chưa gây biến chứng  
1.1. Dị vật một bên 11 – 15
1.2. Dị vật hai bên 21
2. Vết thương, chấn thương tuyến thượng thận gây biến chứng  
2.1. Suy thượng thận  
2.1.1. Thể đáp ứng tốt với Corticoid 36 – 40
2.1.2. Thể không đáp ứng với Corticoid 61 – 63
2.2. Cắt tuyến thượng thận  
2.2.1. Cắt thượng thận một bên: Chức năng tuyến thượng thận vẫn ổn định 21
2.2.2. Cắt thượng thận một bên và cắt một phần bên đối diện 31 – 35
2.2.3. Cắt cả hai bên tuyến thượng thận  
2.2.3.1. Thể đáp ứng tốt với Corticoid 65 – 68
2.2.3.2. Thể không đáp ứng với Corticoid 81 – 83
V. Tuyến tụy  
1. Dị vật, vết thương, chấn thương tuyến tụy: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Hệ Tiêu hoá  
2. Vết thương, chấn thương tụy gây biến chứng đái tháo đường  
2.1. Đái tháo đường tiềm tàng 21 – 25
2.2. Đái tháo đường lâm sàng 41 – 45
VI. Buồng trứng, tinh hoàn

Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Hệ Tiết niệu – Sinh dục.

Ghi chú:

Nếu bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục xảy ra trước 16 tuổi thì tỷ lệ tổn thương cơ thể được cộng thêm (cộng lùi) 15 – 20%.

 

TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191