Tỷ lệ % thương tật đối với vùng đầu

Tỷ lệ % thương tật khi bị tai nạn, bị đánh, hành hung vào đầu.

Thương tích ở đầu, là một trong những thương tích đặc biệt nghiêm trọng bao gồm thương tích ở sọ, não, hệ thần kinh, chức năng thần kinh, tổn thương tủy, rối loạn chức năng.

Theo Thông tư số:20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tỷ lệ thương tật của các tổn thương cơ thể do tổn thương xương vùng đầu và hệ thần kinh được ghi nhận như sau:

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG XƯƠNG SỌ VÀ HỆ THẦN KINH

I. Tổn thương xương sọ

Tỷ lệ thương tật (%)

1. Mẻ hoặc mất bản ngoài xương sọ
1.1. Đường kính hoặc chiều dài từ 3cm trở xuống 5 – 7
1.2. Đường kính hoặc chiều dài từ 3 cm trở xuống, điện não có ổ tổn thương tương ứng. 8 – 10
1.3. Đường kính hoặc chiều dài trên 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng. 11 – 15
2. Nứt vỡ xương vòm sọ
2.1. Chiều dài đường nứt vỡ dưới 3cm 8 – 10
2.2. Chiều dài đường nứt vỡ dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng 11 – 15
2.3. Chiều dài đường nứt vỡ từ 3 đến 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng 16 – 20
2.4. Chiều dài đường nứt vỡ trên 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng 21 – 25
3. Nứt vỡ nền sọ
3.1. Chiều dài đường nứt vỡ dưới 5cm 16 – 20
3.2. Chiều dài đường nứt vỡ dưới 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng 21 – 25
3.3. Chiều dài đường nứt vỡ từ 5cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng 26 – 30
3.4. Nứt vỡ nền sọ để lại di chứng dò nước não tủy vào tai hoặc mũi điều trị không kết quả 61- 65
4. Lún xương sọ
4.1. Lún bản ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm 8 – 10
4.2. Lún bản ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng 11 – 15
4.3. Lún bản ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính từ 3cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng 16 – 20
4.4. Lún cả 2 bản xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng 21 – 25
4.5. Lún cả 2 bản xương sọ kích thước hoặc  đường kính từ 3cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng. 26 – 30
Ghi chú:

Nếu điện não không có ổ tổn thương tương ứng, lấy tỉ lệ tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề.

Mục 4.4. và 4.5. nếu đã phẫu thuật nâng xương lún, lấy tỉ lệ tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề.

 
5. Khuyết xương sọ
5.1. Đường kính ổ khuyết từ 2cm trở xuống 16 – 20
5.2. Đường kính ổ khuyết từ trên 2 đến 6cm, đáy phập phồng 26 – 30
5.3. Đường kính ổ khuyết từ trên 6 đến 10cm, đáy phập phồng 31-35
5.4. Đường kính ổ khuyết trên 10cm đáy phập phồng 41-45
Ghi chú: Nếu đáy ổ khuyết chắc hoặc được vá bằng mảnh xương hoặc bằng vật liệu nhân tạo thì lấy tỷ lệ nhỏ hơn liền kề
5.5. Ổ khuyết sọ cũ, bị chấn thương lại phải mở rộng để xử lý Tính phần mở thêm
II. Chấn động não
1.  Chấn động não điều trị khỏi 0
2.  Chấn động não điều trị ổn định   1 – 5
3.  Chấn động não điều trị không ổn định 6 – 10
Ghi chú: khi đánh giá kết hợp với điện não đồ.
III. Ổ khuyết não, ổ tổn thương não không có di chứng chức năng hệ thần kinh
1. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính dưới 2cm 31 – 35
2. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính từ 2 đến 5cm 36 – 40
3. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính trên 5 đến 10cm 41 – 45
4. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính trên 10cm 51 – 55
5. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não thông hoặc gây biến đổi hình thể não thất 55
6. Máu tụ ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng đã điều trị không có di chứng thần kinh 21 – 25
7. Máu tụ ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng đã điều trị còn ổ dịch  không có di chứng thần kinh 26 – 30
8. Chảy máu dưới màng nhện đã điều trị không có di chứng thần kinh 16 – 20
9. Chấn thương – vết thương não gây rò động – tĩnh mạch không gây di chứng chức năng 21 – 25
10. Tổn thương não trước đó ổn định sau đó bị chấn thương lại Tính tổn thương mới
Ghi chú: nếu có di chứng thần kinh thì cộng lùi với tỷ lệ di chứng tương ứng.
IV. Dị vật trong não (mảnh kim khí, xương vụn, nốt vôi hoá…) không có di chứng chức năng hệ thần kinh  
1. Một dị vật 21 – 25
2. Từ hai dị vật trở lên 26 – 30
V. Tổn thương não gây di chứng tổn thương chức năng thần kinh  
1. Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật 100
2. Liệt  
2.1. Liệt tứ chi mức độ nhẹ 61 – 63
2.2. Liệt tứ chi mức độ vừa 81 – 83
2.3. Liệt tứ chi mức độ nặng 93 – 95
2.4. Liệt hoàn toàn tứ chi 99
2.5. Liệt nửa người mức độ nhẹ 36 – 40
2.6. Liệt nửa người mức độ vừa 61 – 63
2.7. Liệt nửa người mức độ nặng 71 – 73
2.8. Liệt hoàn toàn nửa người 85
2.9. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nhẹ 36 – 40
2.10. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ vừa 61 – 63
2.11. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nặng 75 – 77
2.12. Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân 87
2.13. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nhẹ 21 – 25
2.14. Liệt một tay hoặc một chân mức độ vừa 36 – 40
2.15. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nặng 51 – 55
2.16. Liệt hoàn toàn một tay hoặc một chân 61
Ghi chú: Từ mục 2.9 đến 2.16: Liệt chi trên lấy tỷ lệ tối đa, liệt chi dưới lấy tỷ lệ tối thiểu.
3. Rối loạn ngôn ngữ
3.1. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nhẹ 16 – 20
3.2. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ vừa 31 – 35
3.3. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nặng 41 – 45
3.4. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ rất nặng 51 – 55
3.5. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca hoàn toàn 61
3.6. Mất hiểu lời  kiểu Wernicke mức độ nhẹ 16 – 20
3.7. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ vừa 31 – 35
3.8. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nặng 41 – 45
3.9. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ rất nặng 51 – 55
3.10. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ hoàn toàn 63
3.11. Mất đọc 41 – 45
3.12. Mất viết 41 – 45
4. Quên (không chú ý) sử dụng nửa người 31 – 35
5. Tổn thương ngoại tháp

(Tỷ lệ áp dụng riêng cho từng Hội chứng: Parkinson, Tiểu não, run)

5.1. Tổn thương ngoại tháp mức độ nhẹ 26 – 30
5.2. Tổn thương ngoại tháp mức độ vừa 61 – 63
5.3. Tổn thương ngoại tháp mức độ nặng 81 – 83
5.4. Tổn thương ngoại tháp mức độ rất nặng 91 – 93
6. Tổn thương não gây di chứng chức năng cơ quan khác (thị lực, thính lực… tính theo tỷ lệ tổn thương của cơ quan tương ứng)
VI. Tổn thương tuỷ  
1. Tổn thương tuỷ toàn bộ kiểu khoanh đoạn  
1.1. Tổn thương nón tuỷ không hoàn toàn 36 – 40
1.2. Tổn thương nón tuỷ toàn bộ (mất cảm giác vùng đáy chậu, rối loạn cơ tròn, không liệt hai chi dưới) 55
1.3. Tổn thương tuỷ thắt lưng toàn bộ kiểu khoanh đoạn 96
1.4. Tổn thương tuỷ ngực toàn bộ kiểu khoanh đoạn 97
1.5. Tổn thương tuỷ cổ toàn bộ kiểu khoanh đoạn 99
1.6. Tổn thương nửa tuỷ toàn bộ (hội chứng Brown-Sequard, tuỷ cổ C4) 89
2. Tổn thương tuỷ gây liệt đơn thuần: Tỷ lệ tính theo mục 2 phần V  
3. Tổn thương tuỷ gây mất cảm giác kiểu đường dẫn truyền  
3.1. Tổn thương tuỷ gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở xuống 26 – 30
3.2. Tổn thương tuỷ gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu)  một bên từ ngực trở xuống (dưới khoanh đoạn ngực T5) 31 – 35
3.3. Tổn thương tuỷ gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người 31 – 35
3.4. Tổn thương tuỷ gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người 45
VII. Tổn thương rễ, đám rối, dây thần kinh  
1. Tổn thương rễ thần kinh  
1.1. Tổn thương không hoàn toàn một rễ (không tính rẽ cổ C4, C5, C6,,  C7, C8,, rễ ngực T1, rễ thắt lưng L5, rễ cùng S1) một bên 3 – 5
1.2. Tổn thương hoàn toàn một rễ (không tính rễ cổ C4, C5, C6,, C7, C8,, rễ ngực T1, rễ thắt lưng L5, rễ cùng S1) một bên 9
1.3. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: cổ C4, C5, C6,,  C7, C8,, rễ ngực T1 một bên 11 – 15
1.4. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: cổ C4, C5, C6,,  C7, C8,, rễ ngực T1 một bên 21
1.5. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ thắt lưng L5, rễ cùng S1 một bên 16 – 20
1.6. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ thắt lưng L5, rễ cùng S1 một bên 26 – 30
1.7. Tổn thương không hoàn toàn đuôi ngựa (có rối loạn cơ tròn) 61 – 65
1.8. Tổn thương hoàn toàn đuôi ngựa 87
2. Tổn thương đám rối thần kinh một bên
2.1. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cổ 11 – 15
2.2. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cổ 21 – 25
2.3. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay – tổn thương thân nhất giữa 26 – 30
2.4. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay – tổn thương thân nhất dưới 46 – 50
2.5. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay – tổn thương thân nhất trên 51 – 55
2.6. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay – tổn thương thân nhì trước trong 46 – 50
2.7. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay – tổn thương thân nhì trước ngoài 46 – 50
2.8. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay – tổn thương thân nhì sau 51 – 55
2.9. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay không tổn thương ngành bên 65
2.10. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay cả ngành bên 68
2.11. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thắt lưng (có tổn thương thần kinh đùi) 26 – 30
2.12. Tổn thương hoàn toàn đám rối thắt lưng 41 – 45
2.13. Tổn thương không hoàn toàn đám rối cùng 36 – 40
2.14. Tổn thương hoàn toàn đám rối cùng 61
3. Tổn thương dây thần kinh một bên  
3.1. Tổn thương không hoàn toàn các dây thần kinh cổ 11 – 15
3.2. Tổn thương hoàn toàn các dây thần kinh cổ 21 – 25
3.3. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh trên vai 5 – 7
3.4. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh trên vai 11
3.5. Tổn thương không hoàn dây thần kinh dưới vai 5 – 7
3.6. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh dưới vai 11
3.7. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh ngực dài 7 – 10
3.8. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh ngực dài 11 – 15
Ghi chú: Mục 3.7 và 3.8 Nữ được tỉnh tỷ lệ tối đa; Nam: tỷ lệ tối thiểu.
3.9. Tổn thương hoàn toàn một dây thần kinh liên sườn 7 – 10
3.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mũ 16 – 20
3.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh mũ 31 – 35
3.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh cơ bì 11 – 15
3.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cơ bì 26 – 30
3.14. Tổn thương nhánh thần kinh quay 11 – 15
3.15. Tổn thương bán phần thần kinh quay (đoạn 1/3 giữa cánh tay tính tỷ lệ tối đa, đoạn dưới tính tỷ lệ tối thiểu) 26 – 30
3.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh quay (đoạn 1/3 trên cánh tay) 41 – 45
3.17. Tổn thương nhánh thần kinh trụ 11 – 15
3.18. Tổn thương bán phần thần kinh trụ 21 – 25
3.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ 31 – 35
3.20. Tổn thương nhánh thần kinh giữa 11 – 15
3.21. Tổn thương bán phần thần kinh giữa 21 – 25
3.22. Tổn thương hoàn toàn thần kinh giữa 31 – 35
3.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cánh tay bì trong 11 – 15
3.24. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cẳng tay bì trong 11 – 15
3.25. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh hông bé (dây mông trên và dây mông dưới) 11 – 15
3.26. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông bé (dây mông trên và dây mông dưới) 21 – 25
3.27. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh da đùi sau 3 – 5
3.28. Tổn thương hoàn toàn thần kinh da đùi sau 7 – 10
3.29. Tổn thương nhánh thần kinh đùi 11 – 15
3.30. Tổn thương bán phần thần kinh đùi 21 – 25
3.31. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi 36 – 40
3.32. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh đùi – bì 3 – 5
3.33. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi – bì 7 – 9
3.34. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh bịt 7 – 10
3.35. Tổn thương hoàn toàn thần kinh bịt 16 – 20
3.36. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sinh dục – đùi 5 – 10
3.37. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sinh dục – đùi 11 – 15
3.38. Tổn thương bán phần thần kinh hông to 26 – 30
3.39. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông to đoạn 1/3 giữa đùi đến trước đỉnh trám khoeo 41 – 45
3.40. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông to đoạn 1/3 trên đùi 51
3.41. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo ngoài 7 – 10
3.42. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo ngoài 16 – 20
3.43. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo ngoài 26 – 30
3.44. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo trong 6 – 10
3.45. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo trong 11 – 15
3.46. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo trong 21 – 25
4. Tổn thương thần kinh sọ một bên
4.1. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh sọ số I 11 – 15
4.2. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh sọ số I 21 – 25
4.3. Tổn thương dây thần kinh sọ số II : Tỷ lệ tính theo mục 6.10 – Tổn thương cơ quan Thị giác
4.4. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số III 11 – 15
4.5. Tổn thương bán phần thần kinh sọ số III 21 – 25
4.6. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số III 35
4.7. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IV 3 – 5
4.8. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IV 11 – 15
4.9. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số V 7 – 10
4.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số V 16 – 20
4.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số V 31
4.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VI 5 – 7
4.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VI 16 – 20
4.14. Tổn thương nhánh thần kinh sọ số VII 7 – 10
4.15. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VII 16 – 20
4.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VII 26 – 30
4.17. Tổn thương  thần kinh sọ số VIII một bên: tính theo di chứng Hội chứng Tiền đình và/hoặc mất thính lực
4.18. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên 11 – 15
4.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên 21
4.20. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên 11 – 15
4.21. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên 21
4.22. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên 11 – 15
4.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên 21
4.24. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên 21 – 25
4.25. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên 41
VIII. Hội chứng bỏng buốt: Cộng thẳng 10 – 15% với tỷ lệ tổn thương dây thần kinh tương ứng
IX. Hội chứng chi ma: Tỷ lệ bằng tỷ lệ tổi thiểu của mức cắt đoạn cao hơn liền kề với tổn thương hiện tại
X. U thần kinh ở mỏm cụt: Tỷ lệ bằng tỷ lệ tổi thiểu của mức cắt đoạn cao hơn liền kề với tổn thương hiện tại – Tỷ lệ tạm thời
XI. Hội chứng giao cảm cổ (Hội chứng Claude Bernard – Horner) 31 – 35
XII. Rối loạn cơ tròn  
1. Đại tiểu tiện không tự chủ không thường xuyên (Bệnh nhân vẫn tự chủ được nhưng không thường xuyên nên đại tiểu tiện dầm không thường xuyên) 31 – 35
2. Khó đại tiểu tiện 31 – 35
3. Bí đại tiểu tiện 55
4. Đại tiểu tiện không tự chủ (đại tiểu tiện dầm dề) 61
XIII. Rối loạn sinh dục   
1. Liệt dương tuổi dưới 60, đã có con 31 – 35
2. Liệt dương tuổi dưới 60, chưa có con 41 – 45
3. Liệt dương tuổi từ 60 trở lên, đã có con 21 – 25
4. Liệt dương tuổi từ 60 trở lên, chưa có con 31 – 35
5. Cường dương liên tục gây đau đớn 41 – 45
6. Co cứng âm môn, âm đạo 41 – 45
XIV. Động kinh  
1. Động kinh cơn co cứng – co giật điển hình đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng) 11 – 15
2. Động kinh cơn co cứng – co giật điển hình không đáp ứng điều trị hiện còn cơn hiếm 21 – 25
3. Động kinh cơn co cứng – co giật điển hình không đáp ứng điều trị hiện còn cơn thưa 31 – 35
4. Động kinh cơn co cứng – co giật điển hình không đáp ứng điều trị hiện còn cơn mau 61 – 63
5. Động kinh cơn co cứng – co giật điển hình không đáp ứng điều trị hiện còn cơn rất mau 81 – 83
6. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng) 7 – 10
7. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng hiếm 11 – 15
8. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng thưa 21 – 25
9. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng mau 31 – 35
10. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng rất mau 61 – 63
11. Động kinh cơn cục bộ phức hợp đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng) 11 – 15
12. Động kinh cơn cục bộ phức hợp không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng hiếm 16 – 20
13. Động kinh cơn cục bộ phức hợp không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng thưa 26 – 30
14. Động kinh cơn cục bộ phức hợp không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng mau 41 – 45
15. Động kinh cơn cục bộ phức hợp không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng rất mau 66 – 70
16. Động kinh cơn cục bộ toàn thể hoá thứ phát: tỷ lệ như động kinh toàn thể
17. Động kinh có biến chứng rối loạn tâm thần, hành vi: Tỷ lệ được tính bẳng tổng tỷ lệ động kinh cộng tỷ lệ biến chứng rối loạn tâm thần và hành vi (cộng lùi).  
XV. Hội chứng tiền đình (trung ương, ngoại vi)  
1. Hội chứng tiền đình mức độ nhẹ 21 – 25
2. Hội chứng tiền đình mức độ vừa 41 – 45
3. Hội chứng tiền đình mức độ nặng 61 – 63
4. Hội chứng tiền đình mức độ rất nặng 81 – 83
XVI. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay)
1. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay) ảnh hưởng nhẹ đến lao động, sinh hoạt 6 – 10
2. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay) ảnh hưởng vừa đến lao động, sinh hoạt 16 – 20
3. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay) ảnh hưởng nặng đến lao động, sinh hoạt 21 – 25
XVII. Tổn thương hạ não gây biến chứng rối loạn nội tiết: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Hệ Nội tiết  

TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191