Văn thư bị yêu cầu làm thay vị trí tạp vụ tạm thời có sai luật không

Câu hỏi của khách hàng: Văn thư bị yêu cầu làm thay vị trí tạp vụ tạm thời có sai luật không

Chào các anh chị . Cho em hỏi thăm với ạ . Công ty em chị tạp vụ nghỉ 1 tuần . Anh trưởng phòng xuống bắt bé văn thư làm việc thay cho chị tạp vụ mấy hôm thì có đúng luật không ạ . Mà nếu từ chối thì mình trả lời sao với ông trưởng phòng đó ạ . Xin cao kiến mọi người . Em xin cảm ơn tất cả ạ .


Luật sư Tư vấn Bộ luật Lao động – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 02/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

  • Bộ luật lao động năm 2012
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động

3./ Luật sư trả lời Văn thư bị yêu cầu làm thay vị trí tạp vụ tạm thời có sai luật không

Trong hợp đồng lao động mà người lao động ký kết với người sử dụng lao động sẽ có nội dung như công việc và địa điểm làm việc, người lao động sẽ chỉ có nghĩa vụ thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận. Trong trường hợp, công việc mà người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm khác với thỏa thuận thì người lao động có quyền:

Dựa theo quy định của Điều 31 của Bộ luật lao động:

Điều 31.Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1.Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2.Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

3.Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Quy định này được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

“Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác 
Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: 

1.Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: 
a)Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; 
b)Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 
c)Sự cố điện, nước; 
d)Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. 

2.Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. 

3.Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. 

4.Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động.”

Theo quy định trên thì việc điều chuyển bé văn thư làm việc thay cho chị tạp vụ mấy hôm sẽ là được phép nếu trong nội quy của doanh nghiệp có quy định trong trường hợp này người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Trong trường hợp nội quy không quy định trường hợp này thì việc điều chuyển là không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, việc từ chối với cấp trên cần sự khéo léo, linh hoạt của người lao động tránh gây khó chịu cho cấp trên.

Như vậy, trong trường hợp bạn đưa ra, nếu nội quy công ty có quy định điều chỉnh về vấn đề này thì thực hiện theo nội quy công ty. Trong trường hợp nội quy công ty không điều chỉnh thì việc cấp trên yêu cầu nhân viên làm văn thư tạm thời làm thay công việc của người khác không đúng thỏa thuận trong hợp đồng là không có căn cứ pháp luật, người được yêu cầu có thể từ chối làm thay theo quy định.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191