Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xử phạt hành chính khi sử dụng ma túy có bị thông báo về địa phương?
Tôi quê ở Bắc Ninh, năm nay 25 tuổi, tôi lên thành phố Hà Nội làm việc và có giao lưu cùng một số bạn bè, hôm nọ khi tôi đang ngồi uống nước cùng họ tại 1 quán cafe phòng thì vài người bạn lôi ma túy đá ra sử dụng, tôi không dùng, nhưng cũng ngại không bỏ đi nên ngồi lại, không ngờ chừng 1h sau thì có công an vào bắt và yêu cầu về phường lấy lời khai, sau đó tôi bị xử phạt hành chính, tôi muốn hỏi là việc này liệu công an họ có thông báo về địa phương nơi tôi thường trú ở Bắc Ninh không, tôi sợ bố mẹ, người nhà tôi không hiểu chuyện lại hiểu lầm tôi?
Luật sư Tư vấn Xử phạt hành chính khi sử dụng ma túy có bị thông báo về địa phương – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 12 tháng 12 năm 2017
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình
Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 do Bộ Công an – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp ban hành
3./Luật sư trả lời
Căn cứ quy định pháp luật, người sử dụng ma túy có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp người sử dụng ma túy đã nghiện, bên cạnh biện pháp xử phạt hành chính, người sử dụng ma túy còn bị áp dụng biện phép đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
“Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
Thủ tục, thẩm quyền xem xét quyết định đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau:
“Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
2.Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3.Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cùng cấp.
Điều 104. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 103 của Luật này, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giao cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2.Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 103 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3.Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”
Như vậy, khi bị phạt hành chính về hành vi sử dụng ma túy, cơ quan thực hiện xử phạt vi phạm hành chính có thể thông báo về địa phương để thực hiện áp dụng biện pháp cần thiết. Theo quy định nêu trên, người nghiện ma túy có thể sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì khi xử phạt vi phạm hành chính cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo tới địa phương để các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thực hiện việc lập hồ sơ gửi tới Tòa án xem xét, quyết định theo quy định nêu trên.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN