Mặc dù Bộ Luật Tố tụng hình sự mới chưa có hiệu lực nhưng đã được thông ngày 27/11/2015 và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/07/2015 nên bài viết này xin được sử dụng hai văn bản mới này luôn.
Tạm giữ trong thủ tục tố tụng hành chính với tạm giữ trong thủ tục tố tụng hành chính đều là biện pháp ngăn chặn nhưng có những các quy định khác biệt:
Nội dung phân biệt | Tạm giữ trong TTHC | Tạm giữ trong TTHS |
Văn bản quy định | Được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính (được ban hành kem theo theo nghị định 162/NĐ-CP ngày 07/09/2004) | Được quy định trọng Bộ Luật tố tụng hình sự và Quy chế tạm giam, tạm giữ (được ban hành kèm theo nghị định 89/NĐ-CP ngày 07/11/1998) |
Định nghĩa | Là biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý đối với người có hành vi vi phạm hành chính do người có thẩm quyền quyết định. | Là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ Luật Tố tụng hình sự do người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng nhằm buộc những người có Lệnh tạm giữ cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định. |
Đối tượng áp dụng | Là những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính | Là những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự |
Thẩm quyền ra lệnh tạm giữ | a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện; c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu; đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động; e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan; g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường; h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo; i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển; k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga; l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa |
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. => thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự hạn chế hơn thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính. |
Thủ tục tạm giữ | Phải có quyết định tạm giữ nhưng không cần gửi cho Viện kiểm sát phê chuẩn | Phải có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền và trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. |
Nơi tạm giữ | Là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung. | Nhà tạm giữ của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là công an cấp huyện) là nơi giam, giữ những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân cấp huyện. Nhà tạm giữ ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương là nơi giam, giữ đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Toà án trong Quân đội nhân dân.
2. Buồng tạm giữ ở Đồn biên phòng là nơi tạm giữ những người trong diện quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế này do chỉ huy Đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới ra Lệnh tạm giữ và những người bị bắt theo Lệnh truy nã. |
Mục đích áp dụng | áp dụng để ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. | áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã để kịp thời ngăn chặn tội phạm và để bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án và để xác định căn cứ khởi tố bị can đối với người bị bắt hoặc giao người bị truy nã cho cơ quan đã ra lệnh truy nã |
Thời hạn tạm giữ | Tối đa là 48 giờ. | Tối đa là 9 ngày. Được gia hạn 2 lần. Mỗi lần không quá là 3 ngày. |
Văn bản pháp lý liên quan:
- Luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực ngày 1/7/2016
- Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 về Ban hành quy chế Tạm giữ, tạm giam
- Nghị định 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 về sử đổi một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành theo NĐ 89/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ
- Nghị định 09/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 về Sửa đổi, bổ sung chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo NĐ số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực ngày 1/7/2013 về Ban hành quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Mặc dù nghị định này hết hiệu lực nhưng Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì vẫn còn hiệu lực
http://www.moit.gov.vn/vn/pages/ChiTietVanBan.aspx?funcid=vanban_chitiet&vID=5300
- Nghị định 112/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 về quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật việt nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
Bài viết có thể bạn muốn xem thêm:
- Quy trình thủ tục lập dự án điện mặt trời
- Trọn bộ thủ tục kinh doanh, các bước giấy phép để mở nhà nghỉ 2019
- Hướng dẫn chi tiết về Giấy phép hoạt động Điện lực
- Các ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, đất đai đối với dự án điện mặt trời
- Giá điện của dự án điện mặt trời theo quy định
- Quy định về Chất lượng điện năng cung cấp
- Hợp đồng mua bán điện mẫu
- Định nghĩa và phân loại Dự án điện mặt trời
- Các bước để khởi kiện và giải quyết tranh chấp hành chính
- Từng bước chi tiết kê khai thuế điện tử
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.