Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, nhà đầu tư thường gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn từ từ chính, nhân sự, kỹ thuật, thậm chí cả những khó khăn về pháp lý. Trong phạm vi bài viết này, Chúng tôi sẽ phân tích một số lưu ý rút ra từ thực tiễn trong quá trình hoạt động dự án đầu tư xây dựng công trình.
Thực tiễn cho thấy trong quá trình hoạt động, nhà đầu tư gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn về mặt pháp lý nhưng không thể tự mình giải quyết như: Soạn thảo và chuẩn bị các tài liệu và hoàn tất các thủ tục hành chính theo quy định để thuê đất, thuê văn phòng, liên quan đến luật lao động và tuyển dụng, các vấn đề pháp lý khác liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam và nước ngoài như: Chuyển nhượng vốn, chuyển đổi hình thức đầu tư, tăng/giảm vốn, mở rộng chức năng; soạn thảo nội qui, quy chế, thảo ước lao động tập thể, chuyển giao công nghệ… và nhà đầu tư phải gắn bó với tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia pháp lý để “an toàn” trong toàn bộ quá trình hoạt động.
Theo Luật xây dựng năm 2014 và Nghị định số 59/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng và xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thì công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là một trong những khâu khó khăn nhất với nhà đầu tư. Bởi khâu này vừa đòi hỏi nhà đầu tư am hiểu để vận dụng đúng pháp luật và hiệu quả, vừa phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng. Thực tiễn đó đã thúc đẩy ra đời một “nghề” mới mang tính chuyên nghiệp thực sự: Quản lý dự án, một nghề đòi hỏi tính tổng hợp và chuyên nghiệp từ các tổ chức và cá nhân.
Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, bao gồm công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt. Nói một cách khác, Quản lý dự án (QLDA) là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của Dự án nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra.
Mỗi dự án đầu tư xây dựng đều có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc rõ ràng và thông thường, vòng đời của dự án (Project life cycle) gồm 4 giai đoạn: hình thành, phát triển, thực hiện – quản lý và kết thúc dự án
Thực tiễn cho thấy công tác QLDA đang ngày càng được chú trọng và mang tính chuyên nghiệp hơn, nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lượng công trình và năng lực cũng như tham vọng của chính Chủ đầu tư. Thực tiễn cho thấy công trình có yêu cầu cao về chất lượng, hoặc công trình được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết với các đơn vị tư vấn quốc tế,… đòi hỏi một ban quản lý dự án có năng lực thực sự, làm việc với cường độ cao, chuyên nghiệp và hiệu quả. Đây là lĩnh vực mới và nhiều tiềm năng ở nước ta, do đó giai đoạn này nhà đầu tư phải lưu ý về vấn đề pháp lý và Ban quản lý dự án được thiết lập.
Ban quản lý dự án là một thành phần quan trọng của dự án xây dựng, đó là một cá nhân hoặc một tổ chức do Chủ đầu tư thành lập, có nhiệm vụ điều hành, quản lý dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án. Các thành phần của Ban QLDA có thể thay đổi theo các giai đoạn của dự án. Song song để Ban quản lý dự án cũng như quá trình thực hiện dự án hoạt động hiệu quả, nhà đầu tư cần được tư vấn pháp lý kịp thời và nhanh chóng.
Trong trường hợp dự án có quy mô lớn, tổ chức sử dụng phức tạp hay dự án có yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật như dự án xây dựng bệnh viện, khách sạn, khu liên hợp thể thao hay công trình hạ tầng kỹ thuật,… thì cần thiết phải huy động các dịch vụ tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp.
Nhà đầu tư cần phải lưu ý rằng, một trong những lý do chủ yếu của việc thất bại, chậm trễ hay vượt ngân sách của các dự án bất động sản là sự yếu kém hoặc thiếu kinh nghiệm của Quản lý dự án, do đó, song song với Ban quản lý nhà đầu tư cần có tổ chức tư vấn pháp lý hoặc Luật sư chuyên về Pháp luật Kinh tế để được tư vấn pháp lý trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
Tham khảo thêm:
- Ban quản lý chung cư có quyền cắt điện, nước của cư dân?
- KHẮC PHỤC MỘT SỐ RÀO CẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ MÀ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SẼ GẶP KHI TPP ĐƯỢC VẬN HÀNH
- GIAO DỊCH BẢO ĐẢM DƯỚI KHÍA CẠNH SO SÁNH LUẬT HỌC
- TRÍ THỨC VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA XÃ HỘI
- VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SÁNG KIẾN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI
- HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NHẬN VÀ BẢO HỘ TÀI SẢN ẢO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ THÔNG QUA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
- Danh sách điểm thi chấm phúc khảo bài thi Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp năm 2015
- Bài giảng của GS, TS Nguyễn Ngọc Anh về Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự
- Không áp dụng phạt tù với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.