Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có được không?

Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có được không?

Hai vợ chồng tôi ly hôn được 1 năm thì tòa xử tôi phải cấp dưỡng số tiền 800.000 đồng/tháng .Trước đó tôi có nói trước tòa 1 là cô ấy nuôi 2 là tôi nuôi mà không cần cô ấy cấp dưỡng. Nếu cô ấy nuôi con tôi cũng sẽ không cấp dưỡng. Tòa xử cô ấy nuôi dưỡng và bắt tôi cấp dưỡng hàng tháng nhưng tôi không thể nào chấp nhận được vì điều kiện tôi không có khả năng cấp dưỡng. Vậy cho hỏi điều đó có vì phạm gì không?

Gửi bởi: Khống Đình Ánh

Trả lời có tính chất tham khảo

Việc anh không cấp dưỡng nuôi con là vi phạm các quy định của pháp luật, vợ của anh hoàn toàn có quyền yêu cầu anh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Bản án hoặc Quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Bởi lẽ, theo Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn “Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”. Nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, vợ của bạn sẽ có quyền khởi kiện ra tòa theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình và Điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình:

“1. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình mà không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dýỡng, thì theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình, Toà án ra quyết định buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Toà án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

3. Theo quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động, các thu nhập thường xuyên khác cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo đúng mức và phương thức cấp dưỡng do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và người có nghĩa vụ cấp dưỡng thoả thuận hoặc theo mức và phương thức cấp dưỡng do Toà án quyết định.”

Ngoài ra, hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 152 Bộ luật Hình sự 1999. Cụ thể quy định như sau:

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng bạn không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn có thể thỏa thuận với vợ về việc thay đổi mức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng việc cấp dưỡng theo quy định tại Điều 53 và Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

Các văn bản liên quan:

Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình

Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự

Nghị định 70/2001/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

Trả lời bởi: CTV2


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191