Tự kỷ có phải bệnh tâm thần không, nếu phạm tội có được miễn án không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Tự kỷ có phải bệnh tâm thần không, nếu phạm tội có được miễn án không

Cháu tôi bị tự kỷ từ khi 3 tuổi, đến nay cháu đã 12 tuổi, hôm trước khi đi học không hiểu vì sao cháu lại cầm về 1 điện thoại di động của bạn cùng lớp loại rất có giá trị, tôi hỏi sao cũng không nói gì, tôi rất lo lắng về những chuyện này có thể xảy ra trong tương lai, tôi muốn hỏi, việc cháu tôi như thế thì có bị pháp luật trừng phạt không, do cháu rất hiền nhưng làm gì cũng không chịu nói gì, cứ tự làm và tự chịu đựng.


Tự kỷ có phải bệnh tâm thần không, nếu phạm tội có được miễn án không
Tự kỷ có phải bệnh tâm thần không, nếu phạm tội có được miễn án không

Luật sư Tư vấn Tự kỷ có phải bệnh tâm thần không, nếu phạm tội có được miễn án không – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!

Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 22 tháng 10 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015.

Căn cứ vào Bộ Luật hình sự sửa đổi và bổ sung năm 2009( Điều 13)

3./ Luật sư trả lời

Trước hết chúng ta phải hiểu “Tự kỷ” không phải là một loại bệnh, nó được coi là một hội chứng, tình trạng rối loạn hành vi thần kinh phức tạp gồm những suy giảm về tương tác xã hội, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, đi kèm với đó là những hành vi cứng nhắc, mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại. Người bị tự kỷ chỉ có biểu hiện là phát triển nhận thức không đồng đều ở các vấn đề khác nhau, chứ không phải là hạn chế nhận thức toàn bộ, nó là một dạng khuyết tật phát triển bẩm sinh. Vì vậy, người bị tự kỷ coi là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi nếu được tòa tuyên theo yêu cầu của người giám hộ. Cho nên, những giao dịch dân sự do người này gây ra sẽ được tòa án tuyên vô hiệu. Trong trường hợp, người này phạm tội gây ra những hậu quả pháp lí nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự trước khi bị kết án, thì phải được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, sau khi khỏi bệnh, người đó mới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

      Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN


 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191