Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Người đang lĩnh án mỗi tháng được gặp người thân bao lâu
Con tôi bị lĩnh án 5 năm vì tội đánh bạc, tôi muốn vào thăm cháu thường xuyên nhưng người ta không cho vào, tôi xin hỏi theo pháp luật thì 1 tháng tôi được vào thăm con tôi bao nhiêu lần?
Luật sư Tư vấn Người đang lĩnh án mỗi tháng được gặp người thân bao lâu – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!
Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 16 tháng 11 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Điều 3,4,5,6 Thông tư 46/2011/TT-BCA
3./ Luật sư trả lời
Chế độ thăm gặp thân nhân, đối tượng được thăm gặp phạm nhân, thủ tục thăm gặp phạm nhân, trách nhiệm của phạm nhân, thân nhân trong thăm gặp được quy định chi tiết tại thông tư 46/2011/TT-BCA như sau:
Điều 3. Chế độ thăm gặp thân nhân
1. Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng (trừ trường hợp vi phạm Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đang bị giam tại buồng kỷ luật), mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện) cho phép kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng trong nhà thăm gặp không quá 24 giờ.
2. Phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ; nếu chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 24 giờ.
3. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức cho phạm nhân được gặp thân nhân theo chế độ gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết theo quy định. Thời gian thăm gặp trong ngày buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút.
Điều 4. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân
1. Những người là thân nhân phạm nhân được thăm gặp phạm nhân gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.
2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị thăm gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích chính đáng của phạm nhân và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.
Khi gặp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phạm nhân được nhận thư, tiền mặt, đồ vật (trừ đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ) và được sử dụng theo quy định tại Điều 46 Luật Thi hành án hình sự và quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Thủ tục thăm gặp phạm nhân
1. Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp (trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập) và phải có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 16 tuổi): Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền nêu trên xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
2. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp Sổ thăm gặp phạm nhân theo mẫu thống nhất của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Sổ thăm gặp phải được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ký, đóng dấu và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận danh sách những người là thân nhân của phạm nhân.
3. Thân nhân là vợ (hoặc chồng) của phạm nhân có đủ điều kiện được gặp phạm nhân từ 3 giờ đến 24 giờ tại phòng riêng thì phải có giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã xác nhận tình trạng hôn nhân thực tế, nếu ngủ qua đêm với phạm nhân thì phải có giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát phạm nhân trong thời gian thăm gặp, không để phạm nhân vi phạm pháp luật, Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đồng thời thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phạm nhân nữ được gặp chồng tại phòng riêng phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai trong thời gian chấp hành án phạt tù.
4. Thủ tục thăm gặp phạm nhân là người nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 5, Điều 46, Luật Thi hành án hình sự.
5. Khi giao tiếp, người đến thăm và phạm nhân phải nói bằng tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người và người nước ngoài không biết tiếng Việt, thì phải qua phiên dịch hoặc có cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó giám sát.
Điều 6. Trách nhiệm của thân nhân, phạm nhân trong thăm gặp
1. Mọi người đến thăm gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Nội quy nhà thăm gặp, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp và những cán bộ có trách nhiệm khác.
2. Khi gặp thân nhân, phạm nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, Nội quy nhà thăm gặp và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp. Trước khi gặp thân nhân, phạm nhân phải vệ sinh sạch sẽ, phải mặc quần áo dài đã được phát và đi giày hoặc dép. Trường hợp phạm nhân mới đến chấp hành án, chưa được phát quần áo thì được cho mượn quần áo hoặc mặc quần áo dài thường (nếu có), nhưng phải đóng dấu theo quy định.
Theo đó, người thân có thể vào thăm phạm nhân từ 7:30 đến 11:00 hoặc từ 13:00 đến 16:30 vào tất cả các ngày trong tuần thời gian và số lần gặp trong vòng một tháng như sau:
– Nếu phạm nhân không vi phạm nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ khi đang bị giam tại buồng kỷ luật: được gặp 1 lần/ tháng, mỗi lần không quá 1 giờ.
– Nếu phạm nhân chấp hành tốt nội quy tạm giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Giám thị trại giam, trại tạm giam: mỗi có thể được kéo dài hơn 1 giờ nhưng không quá 3 giờ (nếu gặp vợ/ chồng thì được gặp ở phòng riêng không quá 24 giờ)
– Nếu phạm nhân được khen thường: được gặp thêm 1 lần trong tháng
– Nếu phạm nhân lập công: được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng trong nhà thăm gặp không quá 24 giờ.
– Nếu phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ
Nếu phạm nhân là người chưa thành niên chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được kéo dài thời gian mỗi lần gặp nhưng không quá 24 giờ.
Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.