Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam


Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại Công an cấp tỉnh

Cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại Công an cấp tỉnh
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN:
Bước 1- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2- Người nước ngoài xin thường trú tại Việt Nam đến nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
Bước 3- Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo bằng văn bản quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Công an về việc người nước ngoài xin thường trú. Nếu được chấp nhận, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp Thẻ thường trú. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp Thẻ thường trú cho từng người, kể cả người dưới 14 tuổi.
Bước 4- Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, người xin thường trú phải đến nhận Thẻ thường trú tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ thường trú cho người đến nhận kết quả.
CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
THÀNH PHẦN,SỐ LƯỢNG HỒ SƠ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
02 đơn xin thường trú theo mẫu do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành kèm theo 4 ảnh (cỡ 3x4cm, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần).
02 bản lý lịch tư pháp có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân hoặc của nước mà người đó có nơi thường trú.
Công hàm của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân đề nghị giải quyết cho người đó được thường trú tại Việt Nam;
Giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.
02 bản chụp hộ chiếu;
Các giấy tờ, tài liệu liên quan (nếu có).
Các giấy tờ nêu trên (trừ đơn xin thường trú, công hàm, hộ chiếu) phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc hợp pháp hoá theo quy định.
b) Số lượng hồ sơ:    01 (một) bộ
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ thường trú
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn xin thường trú (Mẫu N7)
+ Bản tự khai lý lịch (Mẫu N10)
+ Giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam (Mẫu N9)
* Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây được xem xét, giả quyết cho thường trú:
+ Là người đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại;
+ Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
+ Người nước ngoài đang tạm trú ở Việt Nam là vợ, chồng, con, cha mẹ của Công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.
* Người nước ngoài thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 phải nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh-Bộ Công an.
* Người nước ngoài thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 phải nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh-Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
THỜI HẠN GIẢI QUYẾT:
– Thời hạn giải quyết:

+ Giải quyết thường trú: Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thẩm tra, xác minh và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì thời gian có thể được kéo dài thêm nhưng không quá 3 tháng.

+ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp thẻ thường trú trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN:
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân – Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
CƠ QUAN THỰC HIỆN:
Phòng Quản lý XNC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:
LỆ PHÍ:
Cấp thẻ thường trú (cấp mới) 100 USD
TÊN MẪU ĐƠN, MẪU TỜ KHAI:
YÊU CẦU,ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN:
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
CĂN CỨ PHÁP LÝ:

+ Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
+ Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
+ Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
+ Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BCA-BNG ngày 30/01/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002
+ Quyết định 396/P1 ngày 12/7/2002 của Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh về ban hành biểu mẫu xuất nhập cảnh.


Bài viết có thể bạn muốn xem thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191