Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Bảo lãnh người thân khi tạm giam có mất tiền phí không?
Em gái tôi bị bắt tạm giam do sử dụng chất kích thích, trước tới nay em tôi chưa có tiền án tiền sự, chỗ ở cũng rõ ràng nên nhà tôi muốn bảo lãnh cho em tôi ra, khi liên hệ cơ quan công an thì họ yêu cầu đóng 3 triệu, tôi không thấy luật có quy định gì về khoản phí này, xin hỏi đây có phải là phí bảo lãnh không ạ, xin cảm ơn.
Luật sư Tư vấn Bảo lãnh người thân khi tạm giam có mất tiền phí không? – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 25 tháng 12 năm 2017
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
3./Luật sư trả lời
Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định về biện pháp bảo lãnh như sau:
“Điều 92. Bảo lĩnh
1.Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2.Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3.Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
4.Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
5.Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.”
Như vậy căn cứ quy định pháp luật nêu trên, việc bảo lĩnh cho người thân khi tạm giam thì người bảo lĩnh cần đáp ứng yêu cầu phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và có giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc về việc bảo lĩnh. Việc cá nhân nhận bảo lĩnh cho người bị tạm giam thì phải có ít nhất 2 người bảo lĩnh và phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Do vậy, theo quy định pháp luật, việc bảo lĩnh người đang bị tạm giam không phải thực hiện việc nộp bất kì khoản phí nào. Cho nên, khi bảo lãnh người thân khi bị tạm giam, người bảo lãnh không phải đóng khoản phí nào mà chỉ cần đáp ứng các điều kiện và thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật nêu trên.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.