Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Lỡ mua hàng qua mạng bị lừa xử lý thế nào
Tôi có đặt mua một cái chuông chống trộm trên mạng, đã thanh toán số tiền là 400.000 VNĐ, nhưng khi giao hàng thì chiếc chuông này đã hỏng không biết vì nguyên do gì, tôi có điện lại cho bên bán thì không liên lạc được, nhắn tin qua công ty thì họ bảo để tìm hiểu sự việc và giải quyết, tuy nhiên đã 4 ngày rồi vẫn không có hồi âm gì, tôi thấy đây là hành vi lừa đảo, có cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết được việc như thế này không?
Luật sư Tư vấn Lỡ mua hàng qua mạng bị lừa xử lý thế nào – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 04 tháng 01 năm 2018
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình
3./Luật sư trả lời
Căn cứ Điều 25 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Điều 25. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.
2. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Theo đó, với trường hợp này, bạn có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch để được giải quyết.
Bên cạnh đó, khi xác định có yếu tố lừa đảo, gian dối, trong trường hợp này, công ty đó có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 15, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
…
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.”
Theo đó, Với hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác trong trường hợp này, công ty này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định. Ngoài ra, nếu tính chất, mức độ của hành vi với nhiều người và với số tiền lớn hơn, thì công ty này có thể bị truy tố theo quy định pháp luật hình sự.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN