Luật sư xem xét lại bản Sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục Phúc thẩm, đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm

Luật sư xem xét lại bản Sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục Phúc thẩm, đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm:

Sau khi phiên tòa sơ thẩm đưa ra quyết định cuối cùng, nếu cảm thấy quyết định này là không khách quan, Luật sư có thể hướng dẫn đương sự sử dụng quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm; khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, hay đương sự vẫn không thỏa mãn với kết quả giải quyết của tòa án, trong tố tụng hành chính có quy định về quyền kháng cáo của đương sự và kháng nghị của VKS để yêu cầu tòa án cấp trên xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm là một giai đoạn độc lập trong tố tụng hành chính. Giai đoạn này có nhiệm vụ sửa chữa những sai lầm và vi phạm của tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất. Khi xét xử theo thủ tục phúc thẩm, tòa án cấp trên thực hiện chức năng kiểm tra việc xét xử hành chính của tòa án cấp sơ thẩm, xem xét tính hợp pháp, có căn cứ của bản án sơ thẩm nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, của công dân, của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Khác với bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm, bản án và quyết định của tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực ngay sau khi tuyên án.

Về trình tự, thủ tục xét xử phúc thẩm cũng tương tự như trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên do tính chất của giai đoạn này, cho nên phiên tòa phúc thẩm có những đặc thù so với phiên tòa sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm không phải hỏi lại toàn bộ những vấn đề đã được hỏi ở tòa án cấp sơ thẩm. Việc xét xử phúc thẩm chủ yếu tập trung vào những vấn đề liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Giai đoạn giám đốc thẩm và tái thẩm là một giai đoạn đặc biệt trong tố tụng hành chín. Giai đoạn này là nhằm bảo đảm quyền khiếu nại của đương sự và đặt trách nhiệm cho công tác giám đốc của tòa hành chính cấp trên đối với tòa hành chính cấp dưới, công tác kiểm sát việc xét xử của VKSNDTC với tòa hành chính.

Việc xem xét bản án, quyết định của tòa hành chính đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải được thực hiện một cách chặt chẽ, đúng thời hạn luật định. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền:

– Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

– Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm lại;

– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.


 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191