Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Sử dụng sản phẩm trí tuệ của người khác sai thỏa thuận thì xử lý ra sao?
Tôi có mua 1 sản phẩm trí tuệ của 1 người do người đó sáng tạo ra là 1 bản nhạc gồm cả phần âm thanh và cả phần hình, trong thỏa thuận là dùng cho hoạt động quảng bá sản phẩm mà công ty kinh doanh, cụ thể trong chiến dịch quảng cáo của mình tôi có sử dụng 1 phần âm thanh này vào đoạn video quảng bá hài hước có yếu tố tạo ấn tượng, tuy nhiên người đó lại có văn bản yêu cầu tôi gỡ bỏ video này vì có hành vi lăng mạ bản nhạc đó và làm nó mất ý nghĩa ban đầu, tôi không đồng ý và người đó có dự định sẽ khởi kiện tôi ra tòa án, mong được luật sư tư vấn những hậu quả tôi có thể phải chịu nếu những lời nói của người đó được tòa chấp nhận.
Luật sư Tư vấn Sử dụng sản phẩm trí tuệ của người khác sai thỏa thuận thì xử lý ra sao – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 01 tháng 02 năm 2018
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
3./Luật sư trả lời
Căn cứ Điều 9 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như sau:
“Điều 9. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sử dụng sản phẩm trí tuệ nhưng một bên thực hiện sai thỏa thuận, các bên có thể thỏa thuận lại về biện pháp dân sự để khắc phục hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi bên kia có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Bên cạnh đó, với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, căn cứ Điều 211, Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, người thực hiện hành vi có thể bị xử lý theo các biện pháp như sau:
“Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Điều 212. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.”
Căn cứ Điều 4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định về việc áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như sau:
“Điều 4. Áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định sau đây:
1. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
3. Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.”
Như vậy, khi có hành vi sử dụng sản phẩm trí tuệ của người khác sai thỏa thuận bên bị vi phạm có thể thỏa thuận lại với bên vi phạm về trách nhiệm bồi thường hoặc lựa chọn các biện pháp xử lý khác theo quy định pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của mình được đảm bảo.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.