Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử


Luật sư Tư vấn Luật giao dịch điện tử – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 29 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử

  • Luật giao dịch điện tử 2005
  • Nghị định 26/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Nghị định 106/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

3./ Luật sư tư vấn

Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là tổ chức thực hiện hoạt động chứng thực chữ ký điện tử.

Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bao gồm tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử được quy định tại Điều 31 Luật giao dịch điện tử 2005 như sau:

– Thực hiện các hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử gồm: Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi, thu hồi chứng thư điện tử; Cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký điện tử của người ký thông điệp dữ liệu; Cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.

– Tuân thủ quy định của pháp luật về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;

– Sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật, quy trình và nguồn lực tin cậy để thực hiện công việc của mình;

– Bảo đảm tính chính xác và sự toàn vẹn của các nội dung cơ bản trong chứng thư điện tử do mình cấp;

– Công khai thông tin về chứng thư điện tử đã cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi hoặc bị thu hồi;

– Cung cấp phương tiện thích hợp cho phép các bên chấp nhận chữ ký điện tử và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dựa vào chứng thư điện tử để xác định chính xác nguồn gốc của thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử;

– Thông báo cho các bên liên quan trong trường hợp xảy ra sự cố ảnh hưởng đến việc chứng thực chữ ký điện tử;

– Thông báo công khai và thông báo cho những người được cấp chứng thư điện tử, cho cơ quan quản lý có liên quan trong thời hạn chín mươi ngày trước khi tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;

– Lưu trữ các thông tin có liên quan đến chứng thư điện tử do mình cấp trong thời hạn ít nhất là năm năm, kể từ khi chứng thư điện tử hết hiệu lực;

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử có quyền và nghĩa vụ như trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191