Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Phòng cháy đối với rừng
Luật sư Tư vấn Luật Phòng cháy và chữa cháy – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 31 tháng 08 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Phòng cháy đối với rừng
- Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
- Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
- Nghị định 09/2006/NĐ-CP quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng
3./ Luật sư tư vấn
Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên rất phong phú, một câu “rừng vàng, biển bạc” cũng thật xứng. Tuy nhiên, bên cạnh việc là một nước có đường bờ biển dài, có diện tích rừng lớn với một hệ sinh thái đa dạng vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường biển,… được đặt ra cấp thiết trong thời đại hiện nay. Bên cạnh vấn đề bảo vệ môi trường, công cuộc phòng cháy và chữa cháy rừng cũng được đặt ra khi tới mùa khô hanh việc cháy rừng xảy ra không phải là ít. Để đưa ra những giải pháp bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy hiệu quả nhất, việc phòng cháy đối với rừng được thực hiện như sau:
Căn cứ Điều 19 Luật phòng cháy chữa cháy về “Phòng cháy đối với rừng” quy định:
“1.Trong quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác rừng phải dựa trên cơ sở phân loại rừng để xác định phạm vi bảo vệ an toàn phòng cháy và chữa cháy; phải phân chia rừng theo mức độ nguy hiểm về cháy và có biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng loại rừng.
1a.Ủy ban nhân dân các cấp, chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng cháy phù hợp với cấp độ cảnh báo nguy cơ cháy rừng.
2.Khi lập quy hoạch, dự án phát triển rừng phải có giải pháp phòng cháy và chữa cháy cho từng loại rừng.
3.Các cơ sở, nhà ở trong rừng hoặc ven rừng, đường giao thông, đường ống dẫn các chất nguy hiểm về cháy, nổ, đường điện đi qua rừng hoặc ven rừng phải bảo đảm khoảng cách, hành lang an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với rừng theo quy định của pháp luật.
4.Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi hoạt động trong rừng hoặc ven rừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.”
Căn cứ Điều 11 Nghị định 09/2006/NĐ-CP về “Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng” thì điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng không phải luôn giống nhau mà sẽ có những quy định chung và riêng với từng đặc điểm của khu rừng được áp dụng các biện pháp khác nhau để đạt được mức hiệu quả cao nhất.
Đầu tiên là về điều kiện chung về phòng cháy mà mọi khu rừng được áp dụng, các điều kiện đó là:
-Có quy định, nội quy, biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;
-Có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;
-Có các quy trình, giải pháp phòng chống cháy lan phù hợp với điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy của từng loại rừng;
-Có trang bị các phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo quy định;
-Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
-Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định.
Ngoài các điều kiện chung trên, các khu rừng dễ cháy còn cần đáp ứng các điều kiện sau: phải áp dụng biện pháp tu bổ công trình phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng xong trước mùa khô hàng năm, có tổ chức tuần tra canh gác vào thời gian cao điểm có nguy cơ cháy cao. Trong trường hợp khu rừng được phòng cháy là các khu rừng tràm, ở những nơi có điều kiện, thì còn cần duy trì nguồn nước để đảm bảo độ ẩm cho nguồn vật liệu cháy và tầng than bùn.
Bên cạnh đó, các khu rừng có đường sắt, đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đi qua cần phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp với từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.
Như vậy, để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng cháy đối với rừng thì chủ thể cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các điều kiện tương ứng với từng loại rừng để đạt hiệu quả phòng cháy tốt nhất.
Với những tư vấn về câu hỏi Phòng cháy đối với rừng, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.