Xử phạt hành vi bạo lực gia đình

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xử phạt hành vi bạo lực gia đình

Trước đây, em thường xuyên bị bố, dì và những người bên nội mắng chửi, hành hạ, bạo hành, em còn bị xâm phạm đến danh dự nhân phẩm, nhiều lúc còn chửi cả mẹ em trước mặt em và nguyền rủa em dù không có lý do chính đáng gì. Đến năm 16 tuổi, vì chán ở nhà nên em đã bỏ học và vào Hồ Chí Minh làm việc. Năm nay em 19 tuổi, nhận được tin mẹ em ốm nặng thì em mới về quê để thăm nom. Trong thời gian chăm mẹ, em phát hiện trên người mẹ có nhiều vết bầm tím và thái độ của mẹ rất sợ sệt khi nhắc đến bố, tuy em không kiếm được nhiều tiền nhưng cũng có chỗ trọ trên Hồ Chí Minh em muốn đưa mẹ lên chăm sóc và ở cùng em nhưng gia đình nội lại chửi mắng và nói họ hàng rằng mẹ con em muốn bỏ lên thành phố bồ bịch. Giờ em muốn tố cáo ra công an những hành vi của họ trước đây và cả bây giờ nhưng em không có bằng chứng gì cả thì có kiện được không, em xin cảm ơn ạ.


Luật sư Tư vấn Bộ luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 12 tháng 09 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Xử phạt hành vi bạo lực gia đình

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
  • Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

3./ Luật sư tư vấn

Người trong gia đình là những người có trách nhiệm phải yêu thương, chăm sóc,.. lẫn nhau, khi có thành viên không những không đảm bảo nghĩa vụ này mà còn có những hành vi gây thương tích cho cơ thể, sức khỏe của người trong gia đình, có những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bên bị hại có thể tố cáo, khởi kiện những hành vi trên.

Về hành vi đánh đập, gây thương tích cho người trong gia đình. Tùy thuộc vào mức độ thương tích của người bị hại mà bên gây thương tích sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý khác nhau:

Căn cứ Điều 185 Bộ luật Hình sự thì:

1.Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a)Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b)Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. …

Theo đó, người có hành vi bạo lực xâm phạm tới thân thể của vợ mình thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Hoặc theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự quy định về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì nếu hành vi của một người đủ để cấu thành tội này thì người có hành vi có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm.

Nếu hành vi này chỉ ở mức xử phạt hành chính thì căn cứ Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì:

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2.Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a)Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b)Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3.Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì Khoản 1 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“1.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. …”

Theo đó, với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình thì người có hành vi sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng và 1.000.000 đồng.

Ngoài ra, Điều 155 Bộ luật Hình sự quy định:

“1.Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. …”

Theo đó, trong trường hợp này, những người có hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Việc chứng minh có hành vi này hay không thuộc về các cơ quan chức năng, bằng các nghiệp vụ của họ, các cá nhân có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh sự thật khách quan và tiến hành các thủ tục theo quy định để xử phạt hành vi vi phạm pháp luật của bố bạn, cũng như những người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, bạn vẫn có thể tố cáo (trong trường hợp hành vi bị phạt hành chính) hoặc khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử phạt hành vi vi phạm pháp luật của bố bạn và những thành viên khác trong gia đình. Việc xác minh sự thật khách quan trong các trường hợp này không thuộc về trách nhiệm của bạn, tuy nhiên, bạn vẫn có thể cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Xử phạt hành vi bạo lực gia đình, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191