Hợp đồng của doanh nghiệp xuất khẩu lao động có những hạn chế gì?

Câu hỏi của khách hàng: Hợp đồng của doanh nghiệp xuất khẩu lao động có những hạn chế gì?

Công ty tôi là công ty xuất khẩu lao động, nay có một công ty được thành lập hợp pháp tại Việt Nam có vốn 100% nước ngoài. Bên công ty góp vốn đầu tư thành lập công ty này bên Nhật đang thiếu nhân lực, và công ty này nhờ công ty tôi làm thủ tục xuất khẩu lao động cho công nhân của họ sang bên công ty bên Nhật để làm việc, vậy công ty tôi ký hợp đồng với công ty này có vi phạm gì không, Vì tôi thấy pháp luật quy định rất nghiêm ngặt về công ty xuất khẩu lao động như bên tôi.


Luật sư Tư vấn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 15/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Giá trị của Hợp đồng tìm nguồn lao động

  • Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
  • Nghị định 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3./ Luật sư trả lời Hợp đồng của doanh nghiệp xuất khẩu lao động có những hạn chế gì?

Theo quy định của pháp luật thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) được hiểu là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. Việc mà công ty bạn sẽ thực hiện trong trường hợp trên là “đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”. Đây là hoạt động của một bên trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Căn cứ Điều 7 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

1.Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.

2.Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3.Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4.Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhaanuj người lao động cho phép.

5.Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.

6.Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.

7.Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

8.Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.

9.Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.

10.Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật.

11.Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.”

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 126/2007/NĐ-CP thì khu vực, ngành nghề và công việc bị cấm đi làm việc ở nước ngoài gồm:

-Khu vực có chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.

-Khu vực mà nước tiếp nhận lao động cấm người lao động nước ngoài đến làm việc.

-Những nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không phù hợp với thể trạng của người Việt Nam; công việc ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam thuộc Danh mục cấm theo quy định.

Tóm lại, pháp luật không có quy định cấm công ty bạn ký hợp đồng trên. Tuy nhiên, bạn phải tìm hiểu thông tin rõ ràng để tránh trường hợp bên kia chỉ muốn tìm “bình phong” để hợp pháp hóa hành vi của phía họ. Nói cách khác thì bởi vì công ty họ không có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này nên họ phải tìm một “đối tác” có giấy phép để có thể đưa người lao động sang nước ngoài. Để tránh các rủi ro không đáng có xảy ra, công ty bạn cũng nên thỏa thuận chặt chẽ về những vấn đề phát sinh trong hợp đồng với bên kia.

Như vậy, pháp luật không quy định việc công ty bạn không được ký hợp đồng tìm nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài với công ty khác. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu “khả năng” của công ty đối tác cũng như lập một hợp đồng hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191