Nuôi, mua bán rùa tai đỏ có vi phạm pháp luật không?

Câu hỏi của khách hàng: Nuôi, mua bán rùa tai đỏ có vi phạm pháp luật không?

Cho em hỏi về việc nuôi, mua bán rùa tai đỏ ở việt nam ạ, em thấy nhiều người nuôi nên định nuôi nhưng nghe nói vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt tiền!


Luật sư Tư vấn Pháp luật về bảo vệ môi trường – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 11/01/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Nuôi loài ngoại lai xâm hại thì có bị phạt không

  • Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại.

3./ Luật sư trả lời Nuôi, mua bán rùa tai đỏ có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì một chủ thể, cá nhân được phép làm những gì mà pháp luật không cấm. Theo đó, để được biết bạn có thể được nuôi (, mua bán) rùa tai đỏ hay không bạn cần tìm hiểu xem việc nuôi (,mua bán) rùa tai đỏ có bị cấm hay không. Trong trường hợp việc nuôi (, mua bán) rùa tai đỏ bị hạn chế thì bạn có thể thực hiện việc nuôi (, mua bán) khi đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Đối với rùa tai đỏ, việc nuôi (, mua bán) rùa tai đỏ:

Căn cứ điểm 2 Mục D Phụ lục I Danh mục loài ngoại lai xâm hại Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT thì rùa tai đỏ bị coi là loài ngoại lai xâm hại.

Mà theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì người có hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn không vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại sẽ bị phạt cảnh cáo.

Trường hợp hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn nhưng vì mục đích thương mại và kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây hại thì chủ thể có hành vi sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Ngoài ra, trong trường hợp việc nuôi, lưu giữ, vận chuyển loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn mà gây thiệt hại thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Nghị định 155/2016/NĐ-CP tùy theo mức độ thiệt hại, người có hành vi sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 640.000.000 đồng.

Ngoài ra, nếu việc này xảy ra trong phạm vi khu bảo tồn, người có hành vi sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý rất nặng theo quy định tại Điều 43 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì hành vi nuôi, mua bán rùa tai đỏ là hành vi vi phạm pháp luật và tùy thuộc vào hành vi cụ thể, hậu quả của hành vi mà người thực hiện hành vi sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP hoặc thậm chí là là các trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 246 Bộ luật hình sự.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191