Mẫu Thông báo về mở thủ tục phá sản của Tòa án

MẪU SỐ 02: Thông báo về mở thủ tục phá sản của Tòa án
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

MẪU SỐ 02

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

 

TOÀ ÁN NHÂN DÂN……….(1)

__________________

Số:………/………/PS-TBTA(2)

V/v thông báo về mở thủ tục phá sản

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

……, ngày…… tháng……. năm….

 

Kính gửi:………………………………………………………………………..            (3)

Địa chỉ:………………………………………………………………………. (4)

………………………………………………………………

 

Ngày…….. tháng…….. năm………., Toà án nhân dân…………………………..

đã ra quyết định mở thủ tục phá sản số……../……../QĐ-MTTPS.

Đối với:……………………………………………………………………………………………….            (5)

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………. (6)

Vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật phá sản, Toà án nhân dân………………………………………………………………………………………………………..thông báo cho………………………………………………………………………………………………….(7)là………………………………………………………………………………………………….(8)được biết.

 

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu hồ sơ PS.

TOÀ ÁN NHÂN DÂN………………..

…………………………………………..(9)

 

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02

(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra thông báo mở thủ tục phá sản (ví dụ: Số: 02/2005/PS-TBTA).

(3) Ghi đầy đủ tên của người nhận (chủ nợ hoặc người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đã được xác định vào thời điểm Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản). Nếu người nhận ít có thể ghi tất cả vào một thông báo; nếu người nhận nhiều có thể ghi tất cả chủ nợ của doanh nghiệp vào một thông báo và tất cả những người mắc nợ của doanh nghiệp vào một thông báo hoặc mỗi chủ nợ, người mắc nợ của doanh nghiệp gửi một thông báo riêng. Cần lưu ý trong mọi trường hợp đều ghi số và ngày, tháng, năm thông báo như nhau.

(4) Ghi địa chỉ của người nhận.

(5) và (6) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.

(7) Ghi tên người nhận. Nếu là cá nhân có thể ghi “Ông” hoặc “Bà”; nếu là cơ quan, tổ chức có thể ghi “quý Cơ quan” hoặc ghi như điểm (3).

(8) Ghi chủ nợ hoặc người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản (ví dụ: “là chủ nợ của Công ty TNHH Hoà Bình”; “là người mắc nợ của Hợp tác xã Đại Thắng”).

(9) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi “Thẩm phán”; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi:

“TM. Tổ Thẩm phán

Tổ trưởng”

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191