Con riêng có được hưởng thừa kế nhiều hơn con đẻ

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Con riêng có được hưởng thừa kế nhiều hơn con đẻ

Kính chào các luật sư của văn phòng, tôi đang có một vấn đề liên quan đến thừa kế mong các luật sư hướng dẫn cho tôi.

Chẳng là bố tôi ngày trước đi lính nên ngoài có mẹ đẻ tôi ở quê nhà có 3 người con, thì còn có quan hệ với 1 người phụ nữ nữa ở Quảng Ngãi, và cũng có 2 con chung, mẹ tôi và bà ấy hoàn toàn biết nhau, ngày trước khi có lần bố em, bà ấy cũng ra thăm và chăm sóc, bà ấy và mẹ tôi không hề có xích mích gì, thậm chí còn hiểu và rất thông cảm cho nhau.

Chuyện chỉ trở nên rắc rối khi bố tôi được bác sĩ chẩn đoán không còn sống được lâu nữa và gia đình chuẩn bị tâm lý, bố tôi quyết định sẽ lập di chúc và cho tất cả 5 con (gồm 3 anh em tôi và 2 người con riêng), mỗi người 1 phần tài sản của ông, 2 bà vợ được hưởng 2 phần lớn hơn ở một mảnh đất khác. Bên kia có một người con nghe nói là học vấn cao nên không đồng ý cách chia của bố và yêu cầu chia phần cho 2 mẹ mỗi người 1/2 tài sản của bố, bên này có 3 người con thì tài sản cho mỗi người sẽ ít hơn, còn bên kia 2 người thì mỗi người được nhiều hơn.

Chúng tôi bức xúc vì cậu đó không hiểu và không tôn trọng ý nguyện của bố nên đã xảy ra nhiều tranh cãi xô xát, giờ tôi muốn xin ý kiến của luật sư?


Luật sư Tư vấn Bộ luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 24 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Thừa kế theo di chúc

Bộ luật Dân sự năm 2015.

3./ Luật sư tư vấn

Tài sản khi thuộc quyền sở hữu của một cá nhân thì người này có toàn quyền quyết định các vấn đề như chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đó trừu trường hợp việc này gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Nên chủ sở hữu tài sản có toàn quyền quyết định việc cho ai và cho như thế nào đối với số tài sản của mình. Vậy, khi lập di chúc người này cũng được toàn quyền quyết định việc chia tài sản của mình ra sao sau khi người này chết.

Điều 609 Bộ luật Dân sự quy định:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

Theo đó, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình để lại tài sản của mình cho người khác theo ý của mình, chỉ cần không vi phạm quy định của pháp luật là được.

Mà theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 626 Bộ luật Dân sự quy định:

“Người lập di chúc có quyền sau đây:

1.Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2.Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3.Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4.Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5.Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

Theo đó, người lập di chúc hoàn toàn được chỉ định người thừa kế, phân chi di sản cho từng người thừa kế, không hạn chế việc phải chia như thế nào. Người lập di chúc để lại di sản, quyết định di sản của mình được chia cho những ai (có thể là con chung, con riêng, vợ, cha, mẹ, cô, dì,… thậm chí có thể là một người bạn). Sau  khi người đó chết số di sản thuộc quyền sở hữu của người này sẽ được chia theo di chúc hợp pháp, việc một trong số những người thừa kế không đồng ý với cách chia di sản theo di chúc hợp pháp không phải là căn cứ để có thể thay đổi nội dung của di chúc. Người thừa kế theo di chúc chỉ có quyền từ chối nhận phần di sản mà không có quyền bắt chia lại di sản. Việc chia di sản theo di chúc không dựa vào mối quan hệ của người để lại di sản với người thừa kế theo di chúc.

Nếu người để lại di chúc hợp pháp chia cho bất kỳ ai (có thể là con chung hoặc con riêng) nhiều hơn những người còn lại thì việc chia di sản vẫn sẽ được tiến hành theo nội dung của di chúc. Nói vậy tức là chỉ có chính người lập di chúc mới được quyết định tài sản của mình sau khi người này chết được chia như thế nào và các bên thừa kế phải tôn trọng và thực hiện điều đó trừ trường hợp phần di chúc chia tài sản không hợp pháp.

Còn trong trường hợp không có di chúc hay phần chia di sản của di chúc không hợp pháp thì di sản được chia thành các phần bằng nhau cho tất cả những người thừa kế theo hàng mà pháp luật quy định.

Như vậy, với những tình tiết bạn đưa ra thì việc chia di sản sau khi mở thừa kế được thực hiện theo nội dung di chúc hợp pháp, người đưa ra ý kiến kia không có quyền sửa đổi di chúc, không được chia di sản theo ý của họ.

Với những tư vấn về câu hỏi Con riêng có được hưởng thừa kế nhiều hơn con đẻ, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191