Dành một phần di sản để thờ cúng

Dành một phần di sản để thờ cúng

Bố mẹ tôi có 3 người con: chị gái, anh trai tôi và tôi. Bố mẹ cho chị tôi một phần đất diện tích 40km2 để làm ăn. Do làm ăn thua lỗ, chị tôi đã bán phần đất đó và về ở với gia đình bố mẹ tôi. Khi bố mẹ tôi mất còn lại 14km2 để lại cho 3 chị em tôi và 3 người đã thống nhất đồng sở hữu toàn bộ số đất trên vào mục đích thờ cúng và giao tiếp xã hội; đồng thời tiếp tục giao cho chị tôi quản lý và hưởng hoa lợi. Từ đó đến nay, 3 chị em tôi có bỏ tiền cải tạo đất nhưng 2 anh em tôi cũng không được chia một phần hoa lợi nào.

Đầu năm 2011, chúng tôi quyết định giao phần đất này cho tôi quản lý và hưởng hoa lợi và thực hiện nhiệm vụ giao tiếp xã hội. Hỏi:

1. Phần đất bố mẹ tôi cho chị tôi (40km2) có được tính vào tài sản chung không?

2. Hai anh em tôi có phải trả phần tiền mà chị tôi đã đầu tư vào đất không?

3. Hai anh em tôi muốn chia phần đất thành 4 phần trong đó có 1 phần dùng vào việc thờ cúng, 3 phần còn lại chia đều cho 3 người có được không?

Gửi bởi: Bùi Thanh Nam

Trả lời có tính chất tham khảo

1. Căn cứ vào Điều 164 – Bộ luật Dân sự 2005 thì phần đất 40km2 bố mẹ cho chị bạn không được tính vào tài sản chung của 3 chị em bạn. Bởi lẽ đây là tài sản bố mẹ bạn đã cho chị bạn khi bố mẹ còn sống, chị bạn hoàn toàn có quyền định đoạt với quyền sử dụng mảnh đất đó.

Khi bố mẹ bạn chết, mảnh đất này cũng không được tính vào di sản bố mẹ để lại cho 3 chị em bạn mà vẫn là tài sản riêng của chị bạn.

2. Căn cứ vào Điều 222 Bộ Bộ luật Dân sự 2005, về nguyên tắc, 3 chị em bạn đều có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi từ tài sản chung là 14km2 ở trên. Cả 3 cùng đầu tư cải tạo đất nhưng đều thống nhất để chị gái bạn quản lý và hưởng toàn bộ hoa lợi từ đó đến nay nên coi là một thỏa thuận của 3 người, việc đóng góp tiền cải tạo đất như một nghĩa vụ để được hưởng hoa lợi từ mảnh đất đó, vì vậy không đặt ra trách nhiệm phải thanh toán tiền đầu tư đất cho chị bạn.

3. Căn cứ vào Điều 223 Bộ luật Dân sự 2005 thì mong muốn chia đất của bạn là hợp lý, phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu của mảnh đất đó. Tuy nhiên cả 3 chị em đều có quyền ngang nhau đối với việc quyết định quyền sử dụng mảnh đất này nên 2 anh em bạn cần thỏa thuận thống nhất với chị gái bạn bằng văn bản về việc chia đất này.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Trả lời bởi: Chuyên viên pháp lý – Viện Khoa học pháp lý


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191