[Hỏi đáp Wiki Luật] Nơi thụ lý hồ sơ ly hôn đơn phương là nơi nào?

Câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi hộ khẩu thường trú ở quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Chồng tôi hộ khẩu thường trú tại Nghệ An. Chúng tôi kết hôn 3 năm, có 1 con gái 2 tuổi, không có tài sản chung. Khi kết hôn chúng tôi đăng ký kết hôn theo hộ khẩu thường trú tại Thanh Khê Đà Nẵng (nhà ba mẹ tôi). Hiện chúng tôi sinh sống tại chung cư ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng và không có hộ khẩu thường trú tại đây. Tôi và chồng đều làm nhà nước tại TP Đà Nẵng.

Nay tôi muốn đơn phương ly hôn thì tôi làm đơn gửi về đâu? Về tòa án ở Nghệ An hay quận Thanh Khê, hay quận Sơn Trà? Chồng tôi không cung cấp chứng minh nhân dân để tôi photo bản sao nộp vào hồ sơ thì tôi phải làm sao? Chồng tôi uống rượu vào đánh đập tôi 2 lần trong 3 năm, thêm vào đó là những khủng bố về tinh thần. Nên tôi không muốn chung sống nữa. Chúng tôi đều là trí thức, chuyện đánh đập vợ với tôi là không chấp nhận được. Khi tôi nuôi con tôi có được quyền nhờ tòa can thiệp về giới hạn tiếp xúc với con khi bố nó say rượu không? Khi bố nó không say tôi sẵn sàng để con tiếp xúc nhưng khi say vào thì hay giành giật con về và vứt lăn lóc không chăm bẵm.

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Wiki. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội

Luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 của Quốc hội

2. Luật sư tư vấn:

Yêu cầu đơn phương ly hôn được quy định tại khoản 1 Điều 27 như sau:

“Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn“.

Điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ khi giải quyết vụ án đơn phương ly hôn như sau:

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”.

Do đó, thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn là Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc. Trường hợp của bạn, bạn là người có yêu cầu ly hôn, chồng bạn được xác định là bị đơn, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú hoặc làm việc. Do đó, bạn gửi hồ sơ ly hôn đơn phương đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan chồng bạn có trụ sở, hoặc nơi chồng bạn đăng ký tạm trú tại TP Đà Nẵng.

Về hồ sơ ly hôn đơn phương:

-Đơn xin ly hôn (theo mẫu)

-Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

-Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bạn; và của chồng (nếu có);

-Bảo sao giấy khai sinh của con;

-Các giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có).

Trong hồ sơ xin ly hôn đơn phương, bạn không nhất thiết cần phải có chứng minh nhân dân của chồng bạn, mà trong đơn cần ghi thông tin cá nhân chồng bạn đầy đủ, để Tòa án có thể liên hệ để triệu tập, giải quyết.

Về quyền thăm nom con:

Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

Điều 82. Nghĩa cụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Theo quy định trên, nếu việc thăm nom con của chồng bạn làm ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của bạn thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Công ty Luật Wiki kính đáp!

Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.

    Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trao đổi và giải đáp.

    Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.

Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến!

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191