[Hỏi đáp Wiki Luật] Bị thông báo không ký hợp đồng tiếp nữa bất ngờ?

Câu hỏi:

Kính chào luật sư, tôi có một số thắc mắc rất mong được giúp đỡ.

Ngày 6/7/2010, tôi được công ty S.P nhận vào làm việc và tôi phải làm thử việc từ 6/7/2010 đến 30/10/2010. Đến 1/11/2010, tôi được kí hợp đồng với thời hạn 6 tháng(từ 1/11/2010 đến 30/4/2011). Nhưng đến 30/4/2011, thời hạn hợp đồng của tôi đã hết nhưng công ty không thông báo cho biết là đã hết HĐ hay gia hạn HĐ và tôi vẫn làm việc bình thường. Ngày 30/6/2011, công ty mời tôi đến văn phòng và thanh toán tiền lương tháng 6 cho tôi và thông báo không ký hợp đồng tiếp nữa. Ngoài tiền lương tháng 6 tôi không nhận được khoảng trợ cấp nào. Vậy công ty giải quyết như vậy có đúng không? Xin chân thành cám ơn (Tung Th)

 

 

Trả lời:

Qua thông tin của bạn, tôi cho rằng công ty S.P có nhiều điểm sai rất đáng lên án, phê phán.

Trước hết, theo qui định tại Điều 32 Bộ luật lao động, thời gian thử việc là không quá 60 ngày đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và không quá 30 ngày đối với lao động khác. Ở đây, công ty bắt anh thử việc tới gần 4 tháng là hoàn toàn sai (mà thực chất là bóc lột trái phép sức lao động).

Về nguyên tắc, sau tối đa 60 ngày (tạm xem là 2 tháng), tức là khoảng ngày 6-9-2010 do đã hết thời gian thử việc mà công ty vẫn nhận anh vào làm, nên xem như hai bên đã chính thức phát sinh một (bản) hợp đồng lao động có thời hạn ít nhất 12 tháng – tức là tối thiểu tới tháng 9-2011.

Thứ hai, việc ngày 1-11-2010 công ty ký hợp đồng lao động với anh trong thời hạn 6 tháng, hết hạn ngày 30-4-2011, nhưng mãi 2 tháng sau (ngày 30-6-2011) mới thông báo không tái ký hợp đồng mới là đã “quá trễ” đối với công ty – và công ty phải chịu hậu quả pháp lý về việc này.

Theo qui định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động, thì “ Khi hợp đồng lao động hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.

Đối chiếu với qui định trên, có thể xác định (nếu “không thèm” nói tới trường hợp đầu) giữa anh và công ty hiện nay đã phát sinh một (bản) hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Do vậy, việc công ty mới đây mời anh lên thanh toán lương tháng 6-2011 rồi nói theo kiểu giống như hai bên không có mối quan hệ pháp lý nào là hoàn toàn sai.

Anh có thể in bài trả lời này, trực tiếp gặp Trưởng phòng nhân sự hoặc giám đốc công ty, yêu cầu công ty nhận anh tiếp tục làm việc, hoặc hai bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp này, anh có quyền yêu cầu công ty bồi thường thêm khoảng vài tháng lương.

Nếu công ty vẫn không chịu giải quyết thỏa đáng, anh có thể và nên kiện ra tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chúc anh giải quyết mọi việc tốt đẹp.

Wiki Luật kính đáp!

Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.

    Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.

    Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.

Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến!

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191