Câu hỏi của khách hàng: Huyện ký quyết định thu hồi đất của người dân có đúng thẩm quyền không?
Em chào tất cả mọi người ạ . Em có chút việc muốn hỏi ý kiến anh chị ạ .
Chả là khu nhà em sắp hình thành cụm công nghiệp em thấy bảo là tỉnh phê duyệt nhưng khi họp dân thì giấy quyết định thu hồi của huyện ký ạ? Huyện đủ thẩm quyền không ạ? Đất ruộng
Với giá đền bù thấp quá. Trong khi đó em nhìn thấy trên bản đồ quy hoạch cũng chiếm khá nhiều đất ở. Thu hồi của dân thì rẻ bán ra thì cao mà là doanh nghiệp làm việc với dân chứ không phải nhà nước ạ?
Luật sư Tư vấn Luật đất đai – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 16/01/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề thẩm quyền thu hồi đất
Luật đất đai 2013
3./ Luật sư trả lời Huyện ký quyết định thu hồi đất của người dân có đúng thẩm quyền không?
Nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 66 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:
“2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a)Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;”
Theo thông tin bạn cung cấp, việc thu hồi đất của các hộ dân là do có chủ trương, kế hoạch xây dựng khu đất ở địa phương bạn thành cụm công nghiệp. Dự án xây dựng cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Cơ quan tiến hành ký, thực hiện thu hồi đất của các hộ dân là thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện. Do đó, việc UBND huyện ký quyết định thu hồi là đúng thẩm quyền.
Theo Điều 75 Luật đất đai năm 2013 về Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.
…”
Do đó, nếu gia đình bạn trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có giấy nhưng đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 07 năm 2004, tính đến thời điểm hiện tại không có tranh chấp thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định của luật:
– Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
– Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Trường hợp, diện tích gia đình bạn vượt quá hạn mức đất nông nghiệp thì gia đình bạn sẽ được hỗ trợ chi phí sử dụng, cải tạo đất nông nghiệp .
Về mức giá bồi thường:
Căn cứ Khoản 2 Điều 69 Luật đất đai 2013 về Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, công cộng:
“2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
…”
Đối với trường hợp khi thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường. Sau khi lấy ý kiến của người dân về phương án bồi thường, nếu vẫn không thỏa thuận được với chủ đầu tư về mức giá bồi thường đất nông nghiệp mà gia đình bạn đang sử dụng khi nhà nước thu hồi thì lúc này giá bồi thường phải dựa theo giá đất tại khu vực, địa phương. Cuối cùng, nếu gia đình bạn vẫn không chịu hợp tác và phối hợp với chủ đầu tư về phương án bồi thường thì sẽ bị cưỡng cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định thu hồi đất của người dân cụ thể là đất nông nghiệp thuộc sở hữu của gia đình bạn là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.