Lợi dụng lòng tin để mượn xe thế chấp vay tiền bị xử lý thế nào

Câu hỏi: Lợi dụng lòng tin để mượn xe thế chấp vay tiền bị xử lý thế nào

Tôi có một người bạn quen biết trong các vụ làm ăn, cuối năm ngoái người bạn đó có hỏi mượn xe ô tô tôi để đưa gia đình về quê trong khoảng 3-4 ngày, vì tin bạn, tôi đã giao cho anh ta giấy tờ xe và xe để anh ta mượn, hết thời gian mượn anh ta đem xe trả cho tôi, có rửa sạch sẽ và đổ đầy xăng nên tôi khá tin tưởng, nhưng đến tháng 6 năm 2017 tôi nhận được thông báo của ngân hàng về việc thế chấp xe để vay tiền tôi mới tá hỏa vì trước giờ tôi chưa từng thế chấp xe, tôi yêu cầu xem hồ sơ của phía ngân hàng thì biết được anh bạn đó của tôi đã dùng xe tôi để thế chấp vay khoản tiền là 400 triệu, nay do không tiến hành đóng lãi suất nên ngân hàng gửi thông báo. Nay tôi điện và tới địa chỉ nhà anh ta thuê để gặp thì không liên lạc được và anh ta đã không còn ở đó, vậy tôi có thể yêu cầu công an giải quyết không?


Lợi dụng lòng tin để mượn xe thế chấp vay tiền bị xử lý thế nào
Lợi dụng lòng tin để mượn xe thế chấp vay tiền bị xử lý thế nào

Luật sư Tư vấn Lợi dụng lòng tin để mượn xe thế chấp vay tiền bị xử lý thế nào – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

  1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 28 tháng 07 năm 2017

  1. Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009

Bộ luật tố tụng hình sự 2003

  1. Luật sư trả lời

1/ Bộ luật hình quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Dấu hiệu nhận biết của tội này là hành vi cố ý dịch chuyển 1 cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm, sự tin tưởng, tình cảm, quen biết. Dấu hiệu của tội phạm này như sau: Người phạm tội có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và kết quả là người phạm tội có quyền về tài sản một cách hợp pháp. Như vậy trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, người phạm tội đã có tài sản hợp pháp bằng một hợp đồng đây là điểm khác biệt với các tội phạm khác, người phạm tội chỉ có thể có tài sản sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt. Sau khi có tài sản người phạm tội đã không thực hiên nghĩa vụ tài sản theo hợp đồng mà có ý chiếm đoạt tài sản đó bằng một trong các thủ đoạn: Gian dối; bỏ trốn; sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Chủ thể của tội phạm này là người đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

Như bạn cung cấp thì người bạn của bạn lợi dụng sự tin tưởng đã có các hành vi mượn tài sản của bạn cụ thể ở đây là chiếc xe và giấy tờ xe để có tài sản của bạn một cách hợp pháp, sau đó tiến hành việc dùng tài sản của bạn để thế chấp vay vốn mà không cho bạn biết. Vì vậy, có căn cứ để nhận định rằng người bạn này có hành động mang dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

2/ Trình tự thủ tục tiến hành được quy đinh trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:

Bạn có thể thông báo cho một trong các cơ quan dưới đây:

“Điều 84. Tố giác và tin báo về tội phạm.

Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án hoặc với các cơ quan khác của Nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan hoặc tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng văn bản.”

Sau khi tiếp nhận tin báo của bạn, cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác minh với sự việc của bạn. Nếu có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án và tiến hành điều tra nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.

Trong trường hợp này, bạn sẽ không phải nộp phí cho cơ quan tiến hành điều tra, truy tố hay xét xử vì đây là trách nhiệm của họ đã được pháp luật quy định:

Điều 13. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự.

Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án, trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.”

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN



TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191