Quyền của người tham gia tố tụng

Quyền của người tham gia tố tụng

Khi bị Công An phường mời về phường để điều tra thì người dân có những quyền gì để không bị thiệt thòi.

Gửi bởi: Nguyễn Bá Vũ

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo quy định tại Chương IV Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Người tham gia tố tụng gồm có: Người bị tạm giữ (Điều 48), Bị can (Điều 49), Bị cáo (Điều 50), Người bị hại (Điều 51), Nguyên đơn dân sự (Điều 52), Bị đơn dân sự (Điều 53), Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 54), Người làm chứng (Điều 55), Người bào chữa (Điều 56), Người bảo vệ quyền lợi của đương sự (Điều 59), Người giám định (Điều 60), Người phiên dịch (Điều 61).

Khinhững người trên tham gia tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc giải thích phải được ghi vào biên bản.

Khi người dân được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để phối hợp điều tra vu án, tùy từng tư cách tham gia tố tụng nêu trên, người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ khác nhau.

Ví dụ: Nếu được triệu tập với tư cách Người bị hại thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự, người bị hại có các quyền sau:

– Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

– Được thông báo về kết quả điều tra;

– Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

– Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;

– Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.

Nếu được triệu tập với tư cách Người làm chứng: theo Khoản 3 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự, người làm chứng có các quyền sau:

– Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

– Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật./.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 19/2003/QH11 Tố tụng hình sự

Trả lời bởi: CTV1


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191