Thuế, lệ phí đối với cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Thuế, lệ phí đối với cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản


Luật sư Tư vấn Luật Thủy sản – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày …. tháng …. năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Thuế, lệ phí khi khai thác thủy sản

  • Luật Thủy sản năm 2003.
  • Luật phí và lệ phí năm 2015.
  • Thông tư 30-BTC/TCT năm 1991 hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế đối với ngành khai thác thủy sản
  • Thông tư 230/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị nghề cá; phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản.
  • Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2018/NĐ-CP).

3./ Luật sư tư vấn

Mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt trong nước hay nước ngoài, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên; có địa điểm khai thác cố định hay lưu động (dưới đây gọi chung là cơ sở khai thác) có hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản tự nhiên thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là đối tượng thi hành các luật thuế, Pháp lệnh thuế. Pháp luật Việt Nam có một số quy định cơ bản sau về vấn đề thuế, lệ phí đối với cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản.

Theo Khoản 2 Điều 21 Luật Thủy sản quy định thì “nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật” là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản.

Căn cứ Mục II Thông tư 30-BTC/TCT quy định về “Chính sách thu và căn cứ tính thuế” thì các loại thuế được áp dụng đối với hoạt động khai thác thủy sản, gồm: Thuế tài nguyên (là trả tiền khai thác tài nguyên của Nhà nước, được hạch toán vào chi phí khai thác của cơ sở), thuế doanh thu tính trên doanh thu bán thủy sản khai thác, thuế lợi tức thu vào tổ chức, cá nhân, có lợi tức kinh doanh khai thác thủy sản. Ngoài ra, tùy thuộc vào thành phần kinh tế mà các cơ sở khai thác thủy sản còn phải thực hiện các chính sách thu và thuế hiện hành như: Các cơ sở khai thác thuộc kinh tế ngoài quốc doanh phải nộp thuế môn bài (là khoản lệ phí đăng ký hành nghề hàng năm) nộp ngay từ đầu năm theo loại hộ, bậc môn bài; các cơ sở kinh tế quốc doanh phải nộp thu sử dụng vốn ngân sách 0,3% tháng, nộp khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách và các khoản phải nộp khác theo chế độ Nhà nước quy định.

Căn cứ Phụ lục I Luật phí và lệ phíMục I Biểu phí, lệ phí ban hành kèm Thông tư 230/2016/TT-BTC thì các loại phí, lệ phí cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản phải nộp, gồm có: Lệ phí cấp giấy phép khai thác thủy sản, Lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản đối với tàu cá nước ngoài. Cụ thể, như sau:

Chỉ tiêuMức thuĐơn vị tính
Lệ phí cấp giấy phép khai thác thủy sảnCấp mới40.000Đồng/ lần
Gia hạn hoặc cấp lại20.000
Đổi giấy phép do đổi nội dung trong giấy phép40.000
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản đối với tàu cá nước ngoài:Cấp mới200USD/ lần
Gia hạn hoặc cấp lại100
Đổi giấy phép do đổi nội dung trong giấy phép200

Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức nào khi khai thác thủy sản cũng đều phải nộp các loại thuế, lệ phí trên mà loại thuế phải nộp cùng với số thuế phải nộp của các cá nhân, tổ chức cũng khác nhau. Như Điều 6 Nghị định 67/2014/NĐ-CP quy định về chính sách ưu đãi thuế quy định:

“1.Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác.

2.Đối với lệ phí trước bạ thực hiện miễn theo quy định tại khoản 23 Điều 9 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.

3.Đối với lệ phí môn bài thực hiện miễn theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về lệ phí môn bài.

4.Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

5.Các trường hợp sau không chịu thuế giá trị gia tăng:

a)Sản phẩm thủy sản của tổ chức, cá nhân nuôi trồng, khai thác bán ra.

b)Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp khai thác hải sản.

6.Bị bãi bỏ

7.Đối với thuế thu nhập cá nhân thực hiện miễn theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế năm 2014.

8.Doanh nghiệp có thu nhập từ nuôi trồng, chế biến thủy sản và đánh bắt hải sản hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

9.Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.

Theo đó, khi các chủ thể thuộc các trường hợp trên thì sẽ được miễn thuế, lệ phí tương ứng.

Như vậy, vấn đề thuế, lệ phí đối với cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản được pháp luật quy định như trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Thuế, lệ phí đối với cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191