Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ

Câu hỏi: Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ

Xin chào luật sư, một người vay của tôi số tiền khá lớn, xong bắt đầu tránh mặt tôi và hình như không có ý trả lại, vậy tôi phải làm thế nào để đòi lại số tiền trên bằng pháp luật?


Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ
Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ

Luật sư Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 18 tháng 07 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Điều 161,164,165,166,168,169,170,186, 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Khoản 3 Điều 150 Bộ luật dân sự 2015

3. Luật sư trả lời

      Để tiến hành khởi kiện một vụ việc dân sự nói chung cũng như khởi kiện đòi nợ nói riêng, người khởi kiện trước hết cần đảm bảo, mình với vai trò là người khởi kiện có quyền khởi kiện và vụ án được khởi kiện vẫn còn thời hiệu khởi kiện.

1. Quyền khởi kiện

      Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

      Những cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện được quy định tại điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

Điều 187. Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước

1.Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

2.Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.

5. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.”

      Do đòi nợ không thuộc các lĩnh vực hôn nhân gia đình, lao động, bảo vệ người tiêu dùng, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước nên người có quyền khởi kiện thường là cơ quan, tổ chức, cá nhân cho vay hoặc người đại diện, người được ủy quyền của các cá nhân, tổ chức cho vay tùy thuộc vào điều kiện của từng vụ việc.

2. Thời hiệu khởi kiện

      Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu này được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc cần phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp sau đây thì không tính thời hiệu khởi kiện:

– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản

– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu,

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất,

– Trường hợp khác do pháp luật quy định.

      Khoảng thời gian xảy ra các sự kiện như: sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, chưa có người đại diện hoặc người đại diện thay thế trong trường hợp người có quyền khởi kiện là người chưa thành niên, mất năng lực, hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được tính vào thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, để được áp dụng khoảng thời gian này, người khởi kiện phải chứng minh sự tồn tại của các sự kiện này đã dẫn đến việc mình vi phạm về thời hiệu khởi kiện.

      Thời hiệu khởi kiện sẽ được bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

  • Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đồi với người khởi kiện
  • Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
  • Các bên đã tự hòa giải với nhau.

3. Thủ tục khởi kiện

      Trước hết, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Trong khi gửi đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đơn khởi kiện có thể được nộp trực tiếp tại tòa hoặc gửi qua đường bưu điện. Tòa án có thể trả lại đơn khởi kiện nếu thời hiệu khởi kiện đã hết, người khởi kiện không có quyền khởi kiện, điều kiện khởi kiện chưa đủ, vụ việc đã hết thời hiệu khởi kiện, vụ việc đã được xét xử hoặc vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Trường hợp đơn khởi kiện bị trả lại do không đảm bảo về nội dung đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật thì người khởi kiện có thể sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện và nộp lại cho Tòa. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận lại được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ do Tòa án trả lại, nếu người khởi kiện thấy việc trả lại không thỏa đáng thì có thể khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện để được Chánh án tòa án xem xét. Có thể có hai hướng làm kết thúc thủ tục khởi kiện. Thứ nhất, người khởi kiện chấm dứt việc khởi kiện. Thứ hai, tòa án quyết định thụ lý vụ án. Sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án của tòa án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án chỉ thủ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191