Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Đang nợ mà đem tài sản đi cho thì hợp đồng tặng cho có bị vô hiệu không?
Mọi người nghĩ sao về tình huống này ạ?
Một người (A) được thừa kế di sản của một người (B), người A đang có nghĩa vụ trả nợ cho người C, nhưng sau khi A nhận được thừa kế thì A đã tặng cho toàn bộ tài sản cho D.
Hỏi: Hợp đồng tặng cho tài sản của A cho D có bị vô hiệu không?
Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 28 tháng 05năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề tặng cho trong khi đang có nghĩa vụ trả nợ người khác
Bộ luật Dân sự 2015
3./ Luật sư tư vấn
Hợp đồng vay và hợp đồng tặng cho là hai hợp đồng riêng biệt. Hiệu lực của hợp đồng tặng cho được xác định trên cơ sở pháp luật như sau:
Hợp đồng tặng cho hợp pháp và có hiệu lực pháp luật, khi hợp đồng tặng cho tuân thủ các quy định pháp luật dân sự về nội dung, hình thức hợp đồng
Căn cứ Điều 457, 458, 459 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Theo đó, hợp đồng tặng cho có hiệu lực cần chú ý những điểm sau:
– Tài sản tặng cho: tài sản tặng cho thuộc quyền sở hữu của bên tặng cho,
– Hình thức hợp đồng: bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực đối với tặng cho bất động sản.
Theo đó, trong trường hợp này, A là người được nhận thừa kế tài sản của B, tài sản thừa kế thuộc quyền sở hữu của A và A có quyền tặng cho tài sản cho người khác. Đối với nghĩa vụ trả nợ với C, A phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho C khi đến hạn theo thỏa thuận. Nhưng, việc trả nợ không làm ảnh hưởng tới hiệu lực hợp đồng tặng cho tài sản của A với người khác.
Tuy nhiên, trường hợp tài sản mà A đem đi tặng cho là tài sản được dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của A với C, thì việc A đem tài sản tặng cho đi cho D mà không được sự đồng ý của C thì hợp đồng tặng cho này vô hiệu do trái quy định pháp luật
Căn cứ Điều 297 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực đối kháng với người thứ ba khi tài sản được dùng làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ:
” Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
Vậy, trường hợp tài sản của A không dùng làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ với C thì A được quyền tặng cho tài sản này cho người khác và hợp đồng không vô hiệu. Trường hợp A dùng tài sản làm bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ, thì dù A có tặng cho tài sản thì C cũng được quyền truy đòi tài sản theo quy định, hợp đồng tặng cho vô hiệu do vi phạm quy định pháp luật.
Với những tư vấn về câu hỏi Đang nợ mà đem tài sản đi cho thì hợp đồng tặng cho có bị vô hiệu không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Bài liên quan:
- Không có giấy mời tham dự phiên tòa có được đến
- Được kinh doanh bar, cafe, đồ ăn uống đến mấy giờ đêm ở Hà Nội
- Đang thử việc mà nghỉ thì phải bồi thường những gì
- Phân tích Quyền im lặng của bị can bị cáo
- Những giấy tờ cần khi làm giấy khai sinh cho con
- Sản xuất kinh doanh bình áp lực cần giấy phép con không
- Những đồ tự vệ được mang trong người
- Làm sao để nhận được bồi thường bảo hiểm xe
- Nhà ở xây trước năm 1993 khi thu hồi được đền bù như thế nào
- Lấy đất nông nghiệp đền bù không thỏa đáng xử lý thế nào
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.