Chuyển nhượng quán bar chỉ viết giấy tờ có sao không?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Chuyển nhượng quán bar chỉ viết giấy tờ có sao không?

Tôi đang nhận chuyển nhượng quán bar của người khác để tiếp tục kinh doanh, vậy giấy phép kinh doanh tôi có nhận chuyển nhượng giấy phép và tiếp tục kinh doanh được không? Nếu không được chuyển nhượng, tôi phải làm gì để được kinh doanh. Chủ cũ đang đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh quán bar và cafe ở địa điểm này. Ngoài ra họ bảo tôi là viết giấy chuyển nhượng quán giữa hai bên, liệu sau này có rủi ro không hay phải ra ủy ban để làm giấy tờ mua bán, chuyển nhượng?


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 17 tháng 09 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề hình thức của hợp đồng dân sự

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Nghị định 78/2015 NĐ-CP Hướng dẫn về đăng kí doanh nghiệp
  • Nghị định 50/2016 NĐ-CP Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

3./ Luật sư tư vấn

Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP, pháp luật chưa cho phép việc chuyển nhượng Hộ kinh doanh. Nếu muốn được kinh doanh cần thực hiện theo trình tự theo thủ tục đăng ký kinh doanh do pháp luật quy định như sau :

– Yêu cầu người muốn chuyển nhượng quán bar làm thủ tục chấm dứt hộ kinh doanh đang hoạt động.

– Đăng kí thành lập hộ kinh doanh mới với cơ quan đăng kí kinh doanh cấp Huyện (Phòng Tài chính – Kế hoạch)

  • Trình tự đăng kí mở hộ kinh doanh (căn cứ Nghị định 78/2015/NĐ-CP)  như sau :

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

– Ngành, nghề kinh doanh;

– Số vốn đăng ký kinh doanh;

– Họ, tên, số và ngày cấp giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.Kèm theo giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện trao giấy biên nhận, trường hợp hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì yêu cầu sửa đổi bổ sung theo quy định.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

-Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp nhận chuyển nhượng quán mà không thực hiện việc đăng ký kinh doanh thì người nhận chuyển nhượng có thể phải chịu phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng theo điểm a Khoản 1 Điều 43 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Về hợp đồng chuyển nhượng tài sản trong kinh doanh, hai bên xác lập và ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản cho bên nhận chuyển nhượng. Với việc mua bán tài sản trên, pháp luật chưa quy định bắt buộc hợp đồng mua bán này phải công chứng, chứng thực, nên các bên có thể công chứng, chứng thực theo nhu cầu của mình.

Riêng đối với mặt bằng quán bar thì phải tùy theo trường hợp

– Chủ hộ kinh doanh cũ đã hết hạn thuê với chủ sở hữu mặt bằng thì anh có thể trao đổi trực tiếp chủ sở hữu mặt bằng để gia hạn thuê, xác lập hợp đồng thuê mặt bằng mới. Hợp đồng thuê phải công chứng, chứng thực theo quy định.

– Chủ hộ kinh doanh cũ còn hạn thuê với chủ sở hữu mặt bằng. Nếu bên chủ hộ kinh doanh cũ và chủ sở hữu mặt bằng thỏa thuận chấm dứt được hợp đồng thuê trước thời hạn thì anh có thể xác lập hợp đồng thuê mới. Còn nếu họ không thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì anh có thể thuê lại của chủ hộ kinh doanh cũ với điều kiện có sự đồng ý của chủ sở hữu mặt bằng.

Kết luận:

– Thứ nhất, việc chuyển nhượng giấy phép hộ kinh doanh là không thực hiện được mà cần yêu cầu người muốn chuyển nhượng làm thủ tục chấm dứt hộ kinh doanh, Sau đó, anh đi đăng kí hộ kinh doanh mới theo trình tự pháp luật quy định.

– Thứ hai, việc hợp đồng chuyển nhượng các tài sản việc mua bán tài sản không liên quan đến đất đai không bắt buộc phải công chứng, chứng thực và vẫn có hiệu lực pháp luật nếu không vi phạm quy định pháp luật về nội dung hợp đồng. Các bên có thể công chứng hoặc chứng thực hợp đồng theo nhu cầu.

Với những tư vấn về câu hỏi Chuyển nhượng quán bar chỉ viết giấy tờ có sao không?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191