Công chức không nghỉ hết ngày phép có được cộng sang năm sau

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Công chức không nghỉ hết ngày phép có được cộng sang năm sau?

Tôi có câu hỏi này, nêu làm công chức sẽ có ngày nghỉ phép được công nhận theo quy định của pháp luật và các quy định khác, nếu như vậy thì nếu tôi không nghỉ hết ngày của năm nay thì có được dồn sang năm sau không, do năm sau tôi có chút việc gia đình nên cần nghỉ khá dài, mình có đơn yêu cầu thì họ có xử lý giúp không?


Công chức không nghỉ hết ngày phép có được cộng sang năm sau?
Công chức không nghỉ hết ngày phép có được cộng sang năm sau?

Luật sư Tư vấn Công chức không nghỉ hết ngày phép có được cộng sang năm sau – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 11 tháng 12 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật Cán bộ, công chức năm 2008

Bộ luật Lao động năm 2012

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ Điều 13 Luật Cán bộ công chức 2008 quy định về quyền của công chức như sau:

Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ”.

Theo đó, Điều 111 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm”.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, công chức có thể thỏa thuận với cơ quan nơi mình đang làm việc về vấn đề nghỉ hằng năm này theo trường hợp gộp số ngày phép năm để nghỉ. Nếu bên cơ quan không đồng ý, số ngày nghỉ còn lại sẽ được trả tiền tương ứng với số ngày  chưa nghỉ theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012 như sau:

Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ

1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191