Hợp đồng do người chưa thành niên xác lập vô hiệu như thế nào

Hợp đồng do người chưa thành niên xác lập bị vô hiệu như thế nào?

Em muốn hỏi hợp đồng do người chưa thành niên mà xác lập thì vô hiệu những phần nào, cụ thể ạ, có phải chỉ những thỏa thuận vượt quá khả năng của họ thì mới vô hiệu không. Em cảm ơn!


Hợp đồng do người chưa thành niên xác lập vô hiệu như thế nào
Hợp đồng do người chưa thành niên xác lập vô hiệu như thế nào

Luật sư Tư vấn Hợp đồng do người chưa thành niên xác lập vô hiệu như thế nào – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 21 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015

3./Luật sư trả lời

Căn cứ Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau:

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1.Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2.Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Do người chưa đủ 18 tuổi là người chưa có năng lực dân sự đầy đủ do vậy khi trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng, nhóm đối tượng này bị giới hạn một số quyền.

Để xem xét hiệu lực của hợp đồng được giao kết bởi người chưa thành niên (không xem xét trường hợp người chưa thành niên là người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự) ta chia nhóm tuổi này thành hai nhóm nhỏ: người chưa thành niên chưa đủ 6 tuổi và người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

  • Người chưa thành niên chưa đủ 6 tuổi.

Đối với nhóm người chưa thành niên chưa đủ 6 tuổi thì mọi hợp đồng được giao kết bởi đối tượng này đều vô hiệu nếu người đại diện của người đó yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng là vô hiệu.

  • Người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

Đối với nhóm người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực hành vi dân sự của họ như sau:

Điều 20. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

1.Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

2.Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo đó, ngoại trừ hợp đồng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi (Ví dụ mua qua vặt, mua đồ dùng, dụng cụ học tập có giá trị nhỏ…) thì các hợp đồng khác khi người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đều phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi có tài sản riêng bảo đảm được việc thực hiện nghĩa vụ thì có thể giao kết hợp đồng mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Ví dụ hợp đồng mua bán đất đai, hợp đồng mua bán xe máy…)

Giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191