Ném chất bẩn vào nhà người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Ném chất bẩn vào nhà người khác thì phải chịu các trách nhiệm gì, thiệt hại bao nhiêu thì phải chịu trách nhiệm hình sự? Nhà em không hiểu vì lý do gì bị một số đối tượng ném chất bẩn vào nhà đêm qua, chúng nó dùng dầu nhớt trộn với thức ăn bẩn ném vào, tuy là có thể cọ rửa được nhưng gây mùi khó chịu và một số đồ nhỏ thì phải bỏ đi. Vậy cho em hỏi có thể truy cứu trách nhiệm hình sự chúng nó không và mức phạt như thế nào, có đủ răn đe và bắt chúng nó phải bồi thường cho gia đình em không ạ.
Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 28 tháng 07 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề trách nhiệm của hành vi ném chất bẩn vào nhà người khác
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành c hính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình;
3./ Luật sư tư vấn
Ném chất bẩn vào nhà cửa gây thiệt hại tài sản của người khác là hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích của người khác đối với tài sản. Chủ thể thực hiện hành vi này sẽ phải chịu các trách nhiệm pháp lý với hành vi của mình như sau:
- Trách nhiệm hành chính:
Tùy thuộc vào hành vi và thiệt hại xảy ra đối với tài sản, Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 7, Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi ném chất bẩn vào nhà người khác và cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
….
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
…“
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
…
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
…“
Theo đó, tùy thuộc và hành vi và thiệt hại gây ra với tài sản, người có hành vi ném chất bẩn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên.
- Trách nhiệm hình sự:
Khi hành vi ném chất bẩn làm hư hỏng tài sản của người khác từ 2 triệu đồng trở lên hoặc thuộc các trường hợp theo quy định của Bộ luật Hình sự quy định, thì chủ thể có hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
- Trách nhiệm dân sự:
Bên cạnh trách nhiệm nêu trên, khi thực hiện hành vi ném chất bẩn vào nhà của người khác, người có hành vi có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khắc phục những hậu quả do hành vi của mình gây ra theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Nghĩa vụ bồi thường do các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Như vậy, với hành vi ném chất bẩn, người có hành vi sẽ bị xử lý theo các trách nhiệm theo quy định pháp luật nêu trên. Trách nhiệm hành chính hoặc hình sự được xác định dựa trên mức độ thiệt hại thực tế của hành vi. Với tội phạm hình sự, việc ném chất bẩn gây hư hỏng tài sản của người khác có thể bị truy cứu đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác do Bộ luật Hình sự quy định.
Với những tư vấn về câu hỏi Ném chất bẩn vào nhà người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.