Có được chia thừa kế theo công sức chăm sóc của các con không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Có được chia thừa kế theo công sức chăm sóc của các con không?

Nhà tôi có tất cả 4 anh chị em, bố tôi mất sớm, chỉ còn mẹ thôi, các anh chị thì đi làm xa và lấy chồng xa nên không ai chăm sóc mẹ cả, chỉ có tôi là con út nên vẫn ở cùng mẹ và chăm sóc mẹ từ đó tới nay, tuy tôi kinh tế không khá giả gì nhưng mẹ cần gì chúng tôi đều cố gắng đáp ứng và giúp mẹ có cuộc sống thoải mái nhất, nay mẹ tôi đã lớn tuổi nên có nhu cầu lập di chúc đề phòng rủi ro trong tương lai có thể tới bất cứ lúc nào, biết tin đó các anh chị thường xuyên về và tác động làm cho mẹ rất bối rồi, tôi là em nhưng thấy anh chị làm thế là không hợp tình hợp lý, tôi có công chăm sóc phụng dưỡng mẹ bấy lâu nay, còn anh chị thi thoảng chỉ gửi tiền về chứ cũng không đóng góp công sức gì, hiện nay thấy mẹ lập di chúc lại về tranh giành, pháp luật có quy định gì giúp tôi không?


Có được chia thừa kế theo công sức chăm sóc của các con không
Có được chia thừa kế theo công sức chăm sóc của các con không

Luật sư Tư vấn Có được chia thừa kế theo công sức chăm sóc của các con không – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 05 tháng 02 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015

3./Luật sư trả lời

Căn cứ Điều 609, Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế và quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân như sau:

Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

Theo đó, cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và có quyền được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

  • Trong trường hợp thừa kế theo di chúc: Căn cứ Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

Bên cạnh đó, Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015 về việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc như sau:

Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc

1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.”

Theo đó, trong trường hợp thừa kế theo di chúc, việc hưởng thừa kế được căn cứ vào nội dung di chúc hợp pháp của người để lại di sản thừa kế. Người lập di chúc có quyền phân định tài sản của mình, chỉ định người được hưởng tài sản của mình là bao nhiêu mà không phụ thuộc vào ý chí của ai. Do đó, trong trường hợp con cái chăm sóc cha, mẹ, thì việc hưởng di chúc vẫn căn cứ theo di chúc mà ý chí người lập di chúc muốn chia cho họ là bao nhiêu chứ không bị ràng buộc bởi yếu tố chăm sóc hay không chăm sóc. Pháp luật hiện hành chỉ ghi nhận những trường hợp sau đây thì việc hưởng di sản thừa kế không tuân theo nội dung của di chúc, cụ thể:

Căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Do đó, nếu trong trường hợp di chúc mà người lập di chúc để lại có nội dung không cho hoặc cho những người theo pháp luật nêu trên hưởng phần di sản ít hơn theo pháp luật quy định, thì những người đó sẽ được hưởng phần di sản theo pháp luật quy định nêu trên mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

  • Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật: Căn cứ Điều 649, Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc các trường hợp theo pháp luật quy định thì di sản của người chết sẽ được chia theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Căn cứ Điều 660 Bộ luật Dân sự quy định về việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật

1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Theo đó, theo pháp luật, di sản của người chết để lại sẽ được chia thành các phần bằng nhau cho những người được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật mà không phụ thuộc vào công lao chăm sóc cha mẹ trước khi chết. Những người thừa kế có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chia thừa kế có tính đến công lao chăm sóc cha mẹ trước khi chết hoặc chia đều theo quy định pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp thừa kế được chia theo pháp luật, những người thừa kế có thể tự thỏa thuận với nhau về việc hưởng di sản thừa kế theo công lao chăm sóc hoặc chia đều theo quy định pháp luật.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191