Công chứng nhầm giấy tờ giả trách nhiệm thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Công chứng nhầm giấy tờ giả trách nhiệm thế nào?

Vâng chào anh chị, tôi muốn được hỏi một chút về vấn đề như sau, nếu trong quá trình làm việc mà tôi vô tình công chứng nhầm giấy tờ giả thì trách nhiệm của tôi sẽ là như thế nào, giấy tờ đó khá tinh vi, nhìn bằng mắt thường không thể phân biệt được, tôi biết nó là giấy tờ giả sau một thời gian sau khi kiểm tra lại cơ sở dữ liệu trên máy tính, xin cảm ơn.


Công chứng nhầm giấy tờ giả trách nhiệm thế nào?
Công chứng nhầm giấy tờ giả trách nhiệm thế nào?

Luật sư Tư vấn Công chứng nhầm giấy tờ giả trách nhiệm thế nào – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 05 tháng 02 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Nghị định 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

3./Luật sư trả lời

Căn cứ Điều 24 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, Khoản 27 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả làm thủ tục chứng thực như sau:

“Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao; nội dung của giấy tờ, văn bản được dịch để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực;

b) Sử dụng bản sao có chứng thực giả; giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục yêu cầu chứng thực;

b) Làm giả bản sao có chứng thực.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Trong trường hợp, có thực hiện thủ tục chứng thực giấy tờ sao y bản chính nhưng dùng giấy tờ giả để chứng thực, căn cứ quy định pháp luật thì người có hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục chứng thực sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.

Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 12 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, Khoản 4 Điều 11 Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định về hành vi sử dụng giấy tờ giả trong công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch như sau:

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Gian dối, không trung thực khi làm chứng, phiên dịch;

b) Sửa chữa, tẩy xóa trái pháp luật giấy tờ, văn bản hoặc sử dụng giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa tới pháp luật để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, văn bản hoặc giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng để được công chứng hợp đồng, giao dịch; làm giả giấy tờ, văn bản để được công chứng bản dịch.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Hủy bỏ giấy tờ, văn bản giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”

Căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, người có hành vi sử dụng giấy tời giả để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên.

Trong trường hợp công chứng viên công chứng bản dịch trong trường hợp biết hoặc phải biết bản chính là giả thì công chứng viên sẽ bị xử phạt như sau:

Căn cứ Điều 13 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi công chứng bản dịch trong trường hợp biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả; giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.”

Tuy nhiên, đối với với công chứng viên khi thực hiện hoạt động công chứng, căn cứ quy định pháp luật, công chứng viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động công chứng và văn bản công chứng. Do đó, khi phải biết hoặc biết về việc người thực hiện hoạt động công chứng dùng giấy tờ giả, căn cứ vào tính chất, hành vi, hậu quả, người công chứng viên sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, hình sự tương ứng.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191