Những hậu quả gây ra của người được ủy quyền thì người ủy quyền sẽ có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2015.
Trả lời:
Dù căn cứ làm phát sinh quyền đại diện theo UQ được thể hiện dưới dạng văn bản nào, hậu quả pháp lý của hành vi đại diện theo UQ đều được điều chỉnh bởi những quy định của Bộ luật dân sự 2015:
Điều 139. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
c) Nội dung ủy quyền;
Điều 143. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đồng ý;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện (cụ thể ở đây là giữa bên UQ và bên được UQ), ngoài ra không làm thay đổi mối quan hệ giữa người đại diện và người thứ ba tham gia giao dịch. Bởi căn cứ vào Điều 139 BLDS, giao dịch dân sự mà bên được UQ xác lập, thực hiện với người thứ ba trong phạm vi UQ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên UQ. Vậy phạm vi trách nhiệm mà bên UQ phải gánh chịu đối với hậu quả do bên được UQ gây ra được xác định như sau:
– Nếu bên được UQ gây hậu quả khi xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi UQ thì bên UQ gánh chịu toàn bộ trách nhiệm với người thứ ba.
– Nếu bên được UQ gây hậu quả khi xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi UQ thì bên UQ chịu trách nhiệm với người thứ ba trong phạm vi UQ. Phần hậu quả vượt quá phạm vi UQ do bên được UQ chịu trách nhiệm cá nhân. Tuy nhiên, bên được UQ cũng không phải chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau:
+ TH1: Bên UQ chịu trách nhiệm với bên thứ ba khi giao dịch do bên được UQ xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện mà:
a) Người được đại diện đồng ý;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện. + TH2: Không bên nào phải chịu trách nhiệm với bên thứ ba khi bên thứ ba biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi UQ mà vẫn tiến hành giao dịch với bên được UQ.
Tham khảo thêm:
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở
- Đi làm hồ sơ thành lập Công ty cổ phần thì giấy ủy quyền có cần phải ra công chứng hay chứng thực không?
- Có thể ủy quyền người khác lên Đại sứ quán lấy giúp visa được không?
- Một số vấn đề liên quan đến người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hình sự
- Cá nhân có được uỷ quyền khởi kiện?
- Ủy quyền đứng tên vốn góp trong công ty được không
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.