Hợp đồng hợp tác bằng góp bất động sản

Hợp đồng hợp tác bằng góp bất động sản, góp nhà, căn hộ, đất đai. Bất động sản là tài sản lớn có giá trị, trong một số trường hợp, khi hợp tác kinh doanh, các thành viên đồng ý với việc góp vốn bằng bất động sản để sử dụng trực tiếp, ví dụ như làm nhà xưởng, làm văn phòng, vị trí kinh doanh, kho hàng. Việc định giá bất động sản để ghi nhận phần góp vốn tương đương cần được thực hiện khách quan và có cơ sở, dựa trên văn bản và có sự xác nhận của tất cả các thành viên khác.

Bất động sản được góp vốn vào công ty sẽ không còn thuộc sở hữu cá nhân nữa, các bên cần tiến hành hoạt động sang tên hoặc bổ sung thông tin lên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về sự kiện này. Nó là căn cứ quan trọng để tránh những mâu thuẫn phát sinh sau này khi sử dụng tài sản này như một phần gắn liền của dự án kinh doanh.

Mẫu Hợp đồng hợp tác bằng bất động sản dưới đây của chúng tôi được cung cấp nhằm mục đích tham khảo, xin mời quý khách theo dõi, mọi ý kiến, phản hồi xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được trợ giúp, giải đáp.

Mẫu Hợp đồng hợp tác bằng góp bất động sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày … tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN

Số: ……./…………

Căn cứ vào: 

  • Bộ Luật Dân sự số 91/2014/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN;
  • Luật Thương Mại số 36/2005/DH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNVN;
  • Luật đầu tư 2014 số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội nước CHXHCNVN;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
  • Khả năng và nhu cầu của các bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….tại ………………………………., chúng tôi gồm có:

BÊN A:…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
GPKTKS:  …………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật:……………………………………Chức vụ .…………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………

Và: 

BÊN B:…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Số tài khoản:……………………………Ngân hàng .………………………
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………

Hai Bên thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều kiện và điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI HỢP TÁC KINH DOANH

1.1. Mục tiêu hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác góp vốn, kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận thu được từ hoạt động hợp tác kinh doanh.

1.2. Phạm vi hợp tác kinh doanh

– Bên A chịu trách nhiệm quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh.

– Bên B chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:

+ Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;

+ Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác;

+ Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác….

ĐIỀU 2: THỜI HẠN CỦA HỢP ĐỒNG

2.1. Thời hạn của hợp đồng: là … (…năm) bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …;

2.2. Gia hạn hợp đồng: Hết thời hạn trên hai bên có thể thỏa thuận gia hạn thêm thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng mới tùy vào điều kiện kinh doanh của Hai bên;

ĐIỀU 3: GÓP VỐN

3.1. Tổng giá trị vốn góp được thỏa thuận là: ………………

(Bằng chữ: …………)

– Bên A góp vốn bằng bất động sản bao gồm:

+ Quyền sử dụng đất của mảnh đất có diện tích ………..m2 tại địa chỉ: ……

tương đương với số tiền: …………

+ Tài sản gắn liền với bất động sản gồm: …………

tương đương với số tiền là: ………………

Tổng giá trị phần vốn góp của Bên A: …………

(Bằng chữ: ……………….) tương đương ….% tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1.

– Bên B góp vốn bằng số tiền là: …………

(Bằng chữ: ……………) tương đương ….% tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1.

3.2. Phương thức góp vốn:

– Tài sản góp vốn của Bên A được sử dụng làm mặt bằng kinh doanh.

– Tài sản góp vốn của Bên B được sử dụng làm nguồn ngân sách để chi trả lương cho nhân viên, mua sắm nguyên vật liệu phục vụ hoạt động kinh doanh, tuyển dụng, đào tạo nhân sự, và các hoạt động đầu tư phát triển kinh doanh khác.

ĐIỀU 4: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ THUA LỖ

4.1. Lợi nhuận được hiểu và khoản tiền còn dư ra sau khi trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn.

Lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ sau:

Bên A được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

Bên B được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

4.2. Lợi nhuận chỉ được chia khi trừ hết mọi chi phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu kinh doanh thua lỗ thì các bên có trách nhiệm chịu lỗ theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

– Yêu cầu Bên B góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

– Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên B không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn.

– Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

– Yêu cầu bên B thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

– Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

– Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp của Bên B cho Bên B trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn, tài sản góp vốn không đang bị tranh chấp hoặc kê biên để chấp hành án.

– Thông báo cho Bên A về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn.

– Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN B

– Yêu cầu Bên A góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

– Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên A không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn.

– Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

– Yêu cầu bên A thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

– Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

– Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp của Bên A cho Bên A trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Hỗ trợ cho Bên A để thực hiện các giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản tại Điều 1 nếu Bên A có yêu cầu.

– Thông báo cho Bên A về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn.

– Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 7: CÁC NGUYÊN TẮC TÀI CHÍNH

7.1. Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

7.2. Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

ĐIỀU 8: ĐIỀU HÀNH KINH DOANH

8.1. Thành viên ban điều hành: Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người trong đó Bên A sẽ …. , Bên B sẽ cử …. Cụ thể ban điều hành gồm những người có tên sau:

– Đại diện của Bên A là: Ông/Bà …….. –

– Đại diện của Bên B là: Ông/Bà ………… –

– Ông: …………………….

8.2. Hình thức biểu quyết của ban điều hành:

Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý;

Việc Biểu quyết phải được lập thành Biên bản chữ ký xác nhận của các Thành viên trong Ban điều hành;

8.3. Trụ sở ban điều hành đặt tại: ……………………………………………………….

ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

9.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

9.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm;

9.3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

9.5. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;

9.6. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng;

9.7. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

ĐIỀU 10: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

10.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng. Máy móc, dây chuyền thiết bị, ….sẽ được trả lại cho Bên B.

10.2. Hợp đồng này gồm … (….) trang không thể tách rời nhau, được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên và đóng dấu)

TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191