Tổng hợp các vấn đề về Luật Hiến Pháp – Ôn thi (Phần 3) – So sánh các bản Hiến pháp Việt Nam

Bài viết thứ 3 – Phần 3 trong Chuyên đề Tổng hợp các vấn đề về Luật Hiến Pháp – Ôn thi môn Hiến pháp. Bài viết có các nội dung xoay quanh khái niệm cơ quan nhà nước, so sánh các bản Hiến pháp Việt Nam, vị trí, tính chất của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.

Để nghiên cứu các phần trước, các bạn vui lòng truy cập theo đường link sau:

1.Khái niệm cơ quan nhà nước (định nghĩa, đặc điểm, phân loại)

Định nghĩa: Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, bao gồm các thiết chế tập thể hoặc cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước.

Đặc điểm:

  • Cơ quan nhà nước được lập ra theo trình tự do PL quy định. VD: QH, HĐND được thành lập bằng bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín; UBTVQH do QH bầu ra trong số đại biểu QH,…
  • Cơ quan nhà nước được trao thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định được PL quy định; hoạt động của cơ quan nhà nước mang đặc tính quyền lực nhà nước.
  • Hoạt động của cơ quan nhà nước thường phải tuân theo thủ tục nhất định được quy định nghiêm ngặt trong PL.
  • Những cá nhân đảm nhiệm chức trách trong cơ quan nhà nước phải là công dâ Việt Nam.

Phân loại cơ quan nhà nước:

  • Căn cứ vào vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thì cqnn được chia thành 4 hệ thống:
  • Hệ thống cơ quan đại diện (đại biểu): QH, HĐND
  • Hệ thống cơ quan hành chính: CP, UBND
  • Hệ thống cơ quan xét xử: TAND các cấp
  • Hệ thống cơ quan kiểm sát: VKSND các cấp
  • Căn cứ vào thẩm quyền, địa giới hành chính và cấu trúc lãnh thổ thì chia thành 2 hệ thống:
  • Hệ thống cơ quan nhà nước ở trung ương: QH, CTN, CP, TAND tối cao, VKSND tối cao, Hội đông bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.
  • Hệ thống cơ quan nhà nước ở địa phương: HĐND và UBND các cấp theo Hiến pháp 2013 quy định là chính quyền địa phương, các TAND và các VKSND.

2.Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN

Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2):

  • Quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào QH nhưng có sự phân công, phân nhiệm giữa QH với CP, TAND tối cao, VKSND tối cao để mỗi cơ quan thi hành có hiệu lực chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với sự phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của quyền lực nhà nước.
  •  Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua QH và HĐND – những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước.
  • Nguyên tắc này còn đòi hỏi những vấn đề quan throng nhất của đất nước và của nhân dân phải do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất – QH quyết định.
  • Các cơ quan đại biểu của nhân dân là QH và HĐND có quyền giám sát hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới
  • Nguyên tắc Đảng lãnh đạo cơ quan nhà nước (Điều 4): Đảng lãnh đạo là nguyên tắc cơ bản trong quá trình tổ chức và hoạt động của BMNN CHXHCNVN. Đảng lãnh đạo nhà nước bằng các p/thức sau:
  • Đảng vạch ra đường lối, chủ trương để các cơ quan nhà nước thể chế hóa thành PL.
  • Đảng đề xuất ý kiến và định hướng về tổ chức BMNN trong từng thời kì để QH quyết định.
  • Đảng lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên và giới thiệu để cơ quan nhà nước bầu vào các vị trí trong BMNN.
  • Đảng tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng và vận động các cơ quan nhà nước tự giác thực hiện.
  • Đảng kiểm tra, thanh tra, xem xét việc thực hiện nghị quyết của Đảng trong các cơ quan nhà nước.
  • Đảng lãnh đạo các cơ quan bằng công tác khen thưởng, kỉ luật của Đảng.
  • Đảng nêu gương tiên phong các tổ chức Đảng và các đảng viên trong việc chấp hành nghiêm minh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và PL của nhà nước.
  • Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc (Điều 5):
  • BMNN CHXHCNVN phải là BMNN thống nhất của các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ VN, các dân tộc đều có quyền có đại biểu của mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước.
  • Trong BMNN VN phải có những cơ quan chuyên trách về vấn đề dân tộc như Hội đồng dân tộc của QH, Ủy ban dân tộc của CP.
  • Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, bảo đảm cho các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau vê mọi mặt, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.
  • Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đệp của mình
  • Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, XH, y tế, giáo dục,…và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.
  • Nguyên tắc tập trung dân chủ: Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và PL, quản lý XH bằng Hiến pháp và PL, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Những yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của BMNN:
  • Đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của cấp dưới đối với những chủ trương, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên và PL của Nhà nước; sự phục tùng của địa phương đối với trung ương và của thiểu số đối với đa số.
  • Đòi hỏi những vấn đề quan trọng của các cơ quan nhà nước phải đưa ra thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
  • Nguyên tắc này cho phép củng cố tổ chức, kỉ luật đồng thời mở rộng dân chủ trong hoạt động của BMNN, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và thông suốt từ trên xuống dưới, đồng thời tạo đk cho sự phát triển mạnh mẽ của địa phương và cơ sở.
  • Nguyên tắc này có những biểu hiện đặc thù phù hợp với vị trí, tính chất,…của từng loại cơ quan nhà nước khác nhau.
  • Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013):
  • Để đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, BMNN hoạt động có hiệu lực và hiệu quả cao cần phải có sự phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, đồng thời phải có sự phối hợp và kiểm soát quyền lực lẫn nhau giữa các cơ quan nói trên.
  • VD: Hoạt động lập pháp có sự phối hợp giữa QH và CP, hoạt động thi hành án có sự phối hợp giữa cơ quan hành pháp và tư pháp,…

3.So sánh các bản Hiến pháp Việt Nam

1946 – 1959 – 1980 – 1992 – 2013

TIÊU ĐỀ19461959198019922013
Lời nói đầu– Ngắn gọn, xúc tích– Lời nói đầu dài. – Khẳng định chiến thắng vẻ vang đồng thời manh nha khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.– Lời nói đầu rất dài.
– Ca ngợi chiến thắng của dân tộc.
– Bắt đầu ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng.
– Lời nói đầu tương đối dài.– Lời nói đầu tương đối dài.
Chế độ chính trị– Hình thức chính thể Việt Nam: là 01 nước dân chủ cộng hòa. – Không ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.– Hình thức chính thể Việt Nam: là 01 nước dân chủ cộng hòa.
– Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua HĐND và Quốc hội.
– Nước XHCN. -Quy định một số quyền không thực tế.– Nước XHCN. – Thực hiện trên cơ sở phân công phối hợp quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.– XHCN.
– Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp: biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.
– Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Tổ chức phân công, phối hợp kiểm soát.
Quyền con người Quyền công dân– Vị trí chương 2.
– Quy định 18 quyền công dân 1 cách ngắn gọn, xúc tích.
– Vị trí chương 3.
– Quy định 21 quyền, Cụ thể hóa hơn những quy định về quyền con người, quyền công dân so với Hiến pháp 46.
– Vị trí chương 5.
– Quy định 29 quyền công dân 1 cách ngắn gọn, xúc tích.
– Vị trí chương 5.
– Quy định 34 quyền. Cụ thể hóa quyền tư hữu của HP 46.
– Vị trí chương 2.
– Quy định 38 quyền. Có 5 quyền mới Quyền được sống, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa …
Kinh tế – Văn hóa – Xã hội – ANQP– Không quy định thành 01 chương riêng.– Có chương riêng. – Có 4 thành phần kinh tế không có tư nhân.– Có chương riêng.
– Có 2 thành phần kinh tế Nhà nước và Hợp tác xã.
– Không thừa nhận nền kinh tế tư nhân.
– Có chương riêng.
– Có 6 thành phần kinh tế.
– Có chương riêng.
– Nhiều thành phần kinh tế.
Tổ chức BMNN ở Trung ương–  Nghị viện do nhân dân cả nước bầu ra có nhiệm kỳ 3 năm. HP không quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của Nghị viện mà chỉ quy định 1 cách chung chung.  
– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân thể hiện quyền lập hiến, lập pháp.
– Vai trò của Chủ tịch nước: có nhiều quyền hạn, là 1 chế định hết sức độc đáo. Được đánh giá là mạnh mẽ nhất so với bản HP sau này.
– Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của cả nước.
– Quốc hội do toàn dân bầu ra. Nhiệm kỳ 4 năm. Nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội được quy định cụ thể và chi tiết hơn so với HP 46. 
– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.
– CT nước không còn nằm trong chính phủ, được tách ra thành 1 chế định riêng.
– Là cơ quan chấp hành, CQ hành chính cao nhất của NN
– Quốc hội do nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội được quy định nhiều thậm chí vượt ra bên ngoài HP.      
– Hội đồng Nhà nước có chức năng vừa là Cơ quan thường trực Quốc hội và Chủ tịch tập thể.          
– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.  
– CT nước tập thể.
– Là cơ quan chấp hành, CQ hành chính cao nhất của QH
– Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn không có toàn quyền so với năm 80 nữa.
– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.
– CT nước là cá nhân quyền hạn không lớn.
– Là cơ quan chấp hành, CQ hành chính cao nhất của NN
– Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm, trong trường hợp kéo dài không quá 12 tháng. Nhiệm vụ quyền hạn gần giống Hiến Pháp 1992.
– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân. – CT nước là cá nhân. Nhiệm vụ và quyền hạn được tăng lên. Đ90 , Đ70 khoản 7 HP 2013.      
– CQ chấp hành, CQ hành chính cao nhất, CQ hành pháp.
Tổ chức BMNN ở địa phương– Có sự phân biệt cấp chính quyền hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh.
– Phân biệt được địa bàn nông thôn và đô thị
– Không phân biệt– Không phân biệt– Không phân biệt– Phân biệt giữa cấp CQ địa phương hoàn chỉnh và cấp chính quyền địa phương không hoàn chỉnh. Đ110, 111 HP 2013.
– Phân biệt được địa bàn nông thôn và đô thị.
TAND và VKSND– Tổ chức theo cấp xét xử. Hiến Pháp 46 không có VKS chỉ có viện công tố của Tòa án.
– Chế độ thẩm phán. Thẩm phán do bổ nhiệm.
– Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ. HP 59 lần đầu tiên lập ra VKS có chức năng kiểm sát chung và kiểm sát các hoạt động tư pháp. – Thẩm phán bầu.– Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ. – VKS có thêm chức năng công tố.
– Thẩm phán bầu.
– Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ. – Bỏ chức năng kiểm sát chung.
– Thẩm phán bổ nhiệm.  
– Hướng tới tổ chức theo cấp xét xử.
– Bỏ chức năng kiểm sát chung.
– Thẩm phán bổ nhiệm.
Sửa đổi HP và thông qua HP– Được thông qua khi có 2/3 thành viên Nghị viện biểu quyết tán thành sau đó đưa ra toàn dân phúc quyết. Tính chất phúc quyết mang tính quyết định.– Được thông qua khi có 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên tán thành– Được thông qua khi có 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên tán thành– Được thông qua khi có 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên tán thành– Khi có 2/3 ĐB QH  trở lên tán thành, QH sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về HP. Việc trưng cầu dân ý về HP do QH quyết định.

4.Vị trí, tính chất của Quốc hội theo pháp luật hiện hành

Điều 69 hiến pháp 2013 quy định : “ QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội quyết định quyền lực lập hiến, quyền lực lập phápquyết định các vấn đề quan trọng vủa đất nước vì tiến hànhgiám sát

Vị trí, tính chất: thể hiện trên 2 phương diện:

+ QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân: Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực tiếp, và bỏ phiếu kín, thông qua bầu cử, nhân dân cả nước lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt quần chúng cả nước đứng trong cơ quan quyền lực nhà nước trung ương. Đại biểu QH bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động kiêm nhiệm , đại diện cho tất cả các tầng lớp công nhân nông dân trí thức,tầng lớp giai cấp, tôn giáo, dân tộc khác nhau, thể hiện khối dại đoàn kết dân tộc trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia. Hoạt động của đại biểu: ĐBQH phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị cử tri,hoặc QH bãi nhiệm, miễn nhiệm, khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

+ Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam: Nguồn gốc của quyền lực: QH nhận quyền lực từ nhân dân cả nước, (phạm vi quyền lực) QH sử dụng quyền lực của mình trên phạm vi cả nước, có quyền quyết định những vấn đề cơ bản quan trọng nhất trong phạm vi vả nước như thông qua Hiến pháp, các đạo luật, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội đối ngoại , mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã,tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước , QH thành lập ra các cơ quan nhà nước khác. Có chức năng giám sát hoạt động các cơ quan do mình bầu ra. : bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm, những chức vụ cao nhất của bộ máy nhà nước, giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước. QH thể hiện tập trung nhất ý chí và quyền lực của nhân dân trong phạm vi toàn quốc.

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191