Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm, đi vào lòng người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kinh yêu, vị lãnh tự thiên tài của cách mạng VN, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa Thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của Người như một bản anh hùng ca sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, thôi thúc lớp lớp thế hệ người Việt Nam vững bước trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việc học tập và làm theo Bác là rất quan trọng và cần thiết, vừa đáp ứng yêu càu cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Cộng Sản Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chi Minh tiếp tục là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một cuộc vận động lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân với nhiều nội dung phong phú và thiết thực, trong đó phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng.
Nhà báo Ôxtrâylia Wilfred Burchett, người có nhiều cuộc phỏng vấn Hồ Chí Minh, từng chia sẻ: “Cảm giác đầu tiên của tôi là sự thân mật, ấm áp và giản dị. Hồ Chủ Tịch co khả năng khiến ta thấy nhẹ nhõm ngay từ khoảnh khắc đầu tiên và trình bày những vấn đề phưc tạp nhất chỉ trong vài từ và cử chỉ rõ ràng. Trong những cuộc gặp gỡ tiếp theo với nhân cách vĩ đại này, sự ấm á, giản dị, cách thể hiện rõ ràng xuất phát từ trí tuệ mẫn tiệp và sự thấu hiểu trọn vẹn chủ đề khiến tôi có ấn tượng vô cùng sâu sắc”.
1.Phong cách nói đi đôi với làm đi vào lòng người của Hồ Chí Minh
Nói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng theo quan niệm của Hồ Chí Minh: Nói thì phải làm, xây dựng cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Trong bài giảng “ Tư cách một người cách mệnh”, Bác viết: “ Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại ( Chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm”.
“ Nói thì phải làm” là thể hiện sự thống nhất giữa ly luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và làm việc. Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm vượt qua chính mình. Có nhận thức đúng nhưng không vượt qua được sự cám dỗ của lợi ích cá nhân sẽ đẫn đến nói không đi đôi với làm.
Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện cửa sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên, công chức, vì can bộ là gốc của mọi việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo và “ một gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Nội dung phong cách Hồ Chí Minh về “ nói di đôi với làm” đi vào lòng người được thể hiện ở những luận điểm sau:
1.1.Nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai
Cán bộ, đảng viên phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn. Nắm vững đường lối cách mạng đê thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, để giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng. Phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng, để có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, dù trải qua những tình huống phức tạp, những bướ ngoặt hiểm nghèo, trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Để nói đúng quan điểm, đường lối của Đảng, cán bộ, đảng viên, phải nghiêm túc nghiên cức, học tập lý luận Mác – Lenin. Hồ Chí Minh coi lý luận như kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi.
1.2.Nói đi đôi với làm, không được “nói một đằng làm một nẻo”
Theo Hồ Chí Minh, lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại những hiệu quả to lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Khi đề ra công việc, phải tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu. Khi nói phải cần cụ thể thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến ca, từ dễ đến khó. Cán bộ phải nói đi đôi với làm, nói trước làm trước.
Không được nói nhiều làm ít,hoặc nói mà không làm. Nếu hính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được. Nếu nói rằng phải cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, mà bản thân lại lười biếng, không hoàn thành những công việc được giao, luôn tìm cách tham ô tiền của nhà nước và nhân dân, không tiết kiệm, không hoang phí, xa hoa trong khi cuộc sống của đại đa số nhân dân còn nhiều thiếu thốn, thì những lời nói đó sẽ không còn tác dụng giáo dục.
Để chống việc nói một đằng làm một nẻo, còn cần xác định rõ trách nhiệm của mình. Mỗi người, mỗi ngành, mỗi giới, mỗi tầng lớp nhân dân đều có những công việc, nhiệm vụ cụ thể. Nói đi đôi với làm, yêu cầu phải đi sâu đi sát, kiểm tra đôn đốc kết quả của việc thực hiện những công việc đã đề ra, không thể làm theo lối quan liêu.
1.3.Không được hứa mà không làm
Lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. “Làm” ở đây chính là hành động, là hoạt động thực tiễn, là tổ chức thực hiện, đưa chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớn, mang ý nghĩa thiết thực. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên đã nói thì phải làm, “ Nói it, bắt đầu bằng hành động”; “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho ngưới khác bắt chước”.
Đối với Đảng ta, Hồ Chí Minh yêu cầu “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân với Đảng”.
Hồ Chí Minh cho rằng, với trình độ giác ngộ và dân trí ngày càng cao, không phải cứ nghe cán bộ nói là quần chúng sẽ làm theo mà họ xem việc cán bộ làm. Cán bộ, đảng viên “ cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh… phải thật thà nhúng tay vào việc.”
1.4.Tấm gương của Bác về “Nói đi đôi với làm”
Nói đi đôi với làm là một trong những phẩm chất sang ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: Nói cái gì phải cho nhân dân tin- nói và làm cho nhất quán. Với quan niệm đó, trong suốt cuộc đời của mình, Người đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nói đi đôi với làm. Hơn nữa, Người nói ít, nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người khống nói mà chỉ làm. Thống nhất giữa lời nói và việc làm là nguyên tắc đạo đức của Hồ Chí Minh, là sự thể hiện tấm gương thực hành đạo đức của bản thân Người.
Năm 1945, trước nạn đói trên miền Bắc, Người đề xuất toàn dân tiết kiệm gạo để giúp đồng bào bị đói và Người kêu gọi: “ Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tối xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. đem gạo đó ( mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”.
Trong nhiều chuyến thăm các địa phương, nhất là các chuyến đi trong ngày, Hồ Chí Minh mang theo cơm nắm với muối vừng. người nói: Người ta dọn một bữa cơm sang, có khi Bác chẳng ăn đâu, nhưng rồi để lại cái tiếng: Đấy, Bác Hồ đến thăm còn làm một bữa cơm sang, còn điều người này, người khác chuẩn bị cả buổi. thế là tự Bác bao che cho cái chuyện xôi thịt. như thế nắm cơm theo ăn cho tiện, ăn no rồi đến làm việc.
Khi ăn cơm, không bao giờ Người để rơi cơm, Bác bảo một hạt cơm là một giọt mồ hôi của người nông dân. Đông chí Phạm Văn Đồng đã nói: Ăn cơm với Cụ hang trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ không để rơi một hạt cơm. Bởi vì, Cụ quý và tiết kiệm công sức của người làm ra lúa gạo, chuyện nhỏ đức lớn hài hòa ở một con người.
Về chỗ ở, Người khước từ ở ngôi nhà sang trọng của Toàn quyền Đông Dương trước đây mà chỉ ngồi ở ngôi nhà của người công dân phục vụ; đi dép lốp, mặc áo vá vai, dung chiếc oto cũ, mà coi đó là “ cái phúc của dân, đừng bỏ cái phúc đó đi.” Mùa hè nóng nức, Hồ Chí Minh dùng chiếc quạt lá cọ, “để dành điện phục vụ cho sản xuất, dành điện phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.”
Hồ Chí Minh làm những việc như thế, để thực hiện điều Người nói: Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân. Muốn làm như vậy, chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính.
Người nói: Ai chẳng muốn no cơm, ấm áo, nhưng cuộc sống vật chất hết đời người là hết.còn tiếng tăm xấu truyền đến ngàn đời sau. Cán bộ, đảng viên nếu làm theo được những việc như trên sẽ thật sự quan liêm – mà quan liêm thì dân hạnh phúc và sẽ đẩy thuyền đi; và sẽ chẳng có những loại quan tham – mà quan tham nhiều thì dân khổ nước nguy.
Phẩm chất nói đi đôi với làm của Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta về lẽ sống “thật”, đối lập với giả, đối với như Người đã cảnh báo: “ Có những người miệng thì nói phụng sự Tổ Quốc, phụng sự nhân dân, nhưng bị vật chất dỗ dành mà phạm vào tham ô, lãng phí, hại đến Tổ quốc, nhân dân”.
1.5.Nội dung học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm, đi vào lòng người
Hiện nay trong Đảng và xã hội ta, tình trạng “ nói không đi đôi với làm”, “nói một đàng làm một nẻo”, “ nói mà không làm”, nghĩ một đằng, nói một đằng” , “nói với cấp trên khác, nói với cấp dưới khác” , đang diễn ra ở nhiều nơi, ở không ít người. Bệnh nói dối, làm sai, dối cấp trên, dối dân để bớt xén vì lòng tham, bao che khuyết điểm cho nhau, hình thành phe phái, đang gây bức xúc trong xã hội, làm mất niềm tin trong nhân dân.
Nói đi đôi với làm để hướng dẫn nhân dân làm theo, đặc biệt là với thế hệ trẻ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “ Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Nói đi đôi với làm phải gắn với tinh thần trách nhiệm và chống chủ nghĩa cá nhân. Chỉ trên cơ sở này, cán bộ, đảng viên mới thu phục được quần chúng, mới cảm hóa, lôi kéo họ tạo thành phong trào thực tiễn rộng lớn để xây dựng, phát triển đất nước, thực hiện nghị quyết của Đảng. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh.
2.Vận dụng phong cách Hồ Chí Minh “Nói đi đôi với làm” đối với toàn dân
2.1.Sự cần thiết của “Nói đi đôi với làm”
Khái niệm và sự cần thiết phải nói đi đôi với làm:
“Nói đi đôi với làm” là thể hiện sự thống nhất giữa lí luận và thực tư tưởng và hạnh động, nhận thức và việc làm. Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm vượt qua chính mình.
Với cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo thì lời nói phải đi đôi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo.
Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện của gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên, công chức nêu gương trước công dân. Trong thực hành đạo đức, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
2.2. Thực trạng Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh
-Một số cán bộ đảng viên thoái hoá biến chất một cách trầm trọng cả về lí tưởng chính trị đạo đức và lối sống lời nói không đi đôi với việc làm, ngày một phát triển nhiều chủ nghĩa cá nhân, tư lợi
-Tệ nạn tham ô tham nhũng lo lắng cho một xã hội thoái hoá biến chất ngày một gia tăng, tình thương giữa con nguờii với con người ngày càng phai nhạt
-Kỷ cương kỉ luật nội quy quy chế bị phá vỡ luân thường đạo lí bị đảo lộn xã hội ngày một đi sâu vào kinh tế thị trường, lấy đồng tiền làm thước đo cho mọi quan hệ xã hội
2.3. Biện pháp cải thiện việc áp dụng Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh
1- Tự giác học tập và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đây phải được xác định là biện pháp quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. Việc học tập, tự học tập để nâng cao nhận thức phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Các nội dung học tập phải được đưa vào sinh hoạt chi bộ, trở thành nền nếp. Thường xuyên trao đổi, thảo luận, tự phê bình, phê bình, đóng góp ý kiến xây dựng cho cán bộ lãnh đạo, tổ chức cơ sở đảng. Biểu dương những việc làm tốt, kịp thời phát hiện, uốn nắn những việc làm chưa tốt. Mỗi người phấn đấu tự tu dưỡng, rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức được xây dựng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, trong từng tổ chức đảng.
2- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Ðảng, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), đây được xác định là khâu mấu chốt để thực hiện nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay.
Ðể thực hiện tốt giải pháp này, cần giữ vững các nguyên tắc xây dựng Ðảng, phát huy dân chủ trong Ðảng thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, phát huy sự gương mẫu của người đứng đầu, nhất là trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay” và Quy định 101-QÐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ chủ chốt các cấp.
3- Coi trọng xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện. Ðể nêu cao tinh thần trách nhiệm, trước hết phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổ chức. Trong một tổ chức, mỗi thành viên phải là một bộ phận có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng thì tổ chức đó mới vận động tốt được. Có trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, mỗi cá nhân mới có đóng góp cụ thể cho tổ chức, mới “nói đi đôi với làm”, tham gia cùng tập thể chống chủ nghĩa cá nhân. Mặt khác, để động viên khuyến khích tinh thần trách nhiệm và hạn chế thói lười biếng, vô trách nhiệm, ỷ lại, tư lợi cá nhân… cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện. Cấp ủy các cấp cần thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát.
Thông qua kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ từng cán bộ, đảng viên ở nơi công tác, nơi cư trú và khi công tác xa đơn vị, nhất là những cán bộ có chức có quyền, trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, công tác cán bộ… Phát hiện và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm tư cách, thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong Ðảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Ðảng.
4- Không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật gắn với việc tăng cường hơn nữa tính nghiêm minh của kỷ luật Ðảng và pháp luật của Nhà nước. Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay yêu cầu cần phải khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để hạn chế những “lỗ hổng” dễ bị lợi dụng; cần tăng cường sự nghiêm minh của pháp luật để củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước. Ðồng thời, phát huy dân chủ trong Ðảng và thực hiện kỷ luật đảng thật sự nghiêm minh. Xử lý kịp thời, công khai những cán bộ, đảng viên vi phạm, dù ở cương vị, chức trách nào; kiên quyết đấu tranh với những thói hư tật xấu trong Ðảng.
Bên cạnh đó, cần phát huy mặt tích cực của dư luận xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần giáo dục, răn đe đối với mọi cán bộ, đảng viên, góp phần đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
5- Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và vai trò của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức. Ðây là giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của công tác xây dựng Ðảng, cũng như trong việc phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, tình trạng suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay.
Vì vậy, cần có cơ chế để nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Ðảng, thúc đẩy việc nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy, tổ chức đảng tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựng Ðảng bắt đầu từ cơ sở; phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, công luận đối với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
6- Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Ðảng, củng cố mối quan hệ gắn bó, máu thịt, sống còn giữa Ðảng và nhân dân. Ðây là giải pháp được xác định là rất quan trọng, quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta trong các giai đoạn, đặc biệt trong những thời điểm có tính bước ngoặt.
Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm là nội dung có giá trị thực tiễn rất cao trước yêu cầu đào tạo sinh viên hiện nay ưu tú, vừa hồng vừa chuyên; đòi hỏi mỗi sinh viên nói, viết và làm theo Nghị quyết, theo pháp luật và kỷ luật giúp cho việc học tập và làm theo Bác trở nên thiết thực, hiệu quả, đi vào cuộc sống hàng ngày.
Xem thêm bài viết:
- Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm, đi vào lòng người
- Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị và vai trò của Đảng ủy, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tiếp tục triển khai chương trình phát triển thanh niên của Bộ Tư pháp giai đoạn 2011-2015
- Phân tích vai trò của văn hoá và các lĩnh vực chính của văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành tư pháp Việt Nam
- Pháp luật là một đại lượng công bằng
- Hành chính hóa quan hệ kinh tế thương mại
- Dân sự hóa quan hệ hình sự
- Hình sự hóa quan hệ kinh tế thương mại
- Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm, đi vào lòng người
- Hệ thống pháp luật Anh – Lịch sử hình thành và phát triển
- Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
- Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn ở Việt Nam và một số nước
- Chống bán phá giá – Nguyên nhân, chính sách, quy định
- Tổ chức nông thôn tại Việt Nam
- So sánh hệ thống tòa án Anh – Mỹ
- Những điểm mới về Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.