Khái quát về quyền con người và luật quốc tế về quyền con người

Quyền con người

Về lí luận cũng như trên thực tế, nhân quyền hay quyền cơ bản của con người là những quyền không thể thiếu để cá nhân có thể tồn tại và phát triển bình thường với tư cách là một thành viên của cộng đồng xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Có nhiều quan điểm khác nhau về quyền con người tuy nhiên định nghĩa trong văn phòng cao ủy của LHQ thường được trích dẫn nguyên văn bởi các nhà nghiên cứu, theo đó: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người”.

Trong thế giới hiện đại, quyền cơ bản của con người bao gồm: quyền sống và quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, uy tín, nhân phẩm của con người được tôn trọng, quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do lập hội, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền lao động và quyền phát triển tài năng, quyền nghỉ ngơi, quyền có cơm ăn áo mặc và được học hành, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội… Các quyền cơ bản của con người chỉ có thể được bảo đảm thực hiện và tôn trọng trong điều kiện có hòa bình, an ninh quốc tế ổn định, môi trường sống được bảo đảm trong sạch, an ninh vững chắc và nền dân chủ thực sự.

Luật quốc tế về quyền con người

Luật nhân quyền quốc tế là một tập hợp các tiêu chuẩn quốc tế về các quyền và tự do cơ bản cho mọi cá nhân và những đặc thù áp dụng cho một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Do tính chất rộng lớn của vấn đề và quy định tổng quát trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền nên quan điểm về số lượng (và kèm theo đó là tên gọi) của các quyền ít nhiều khác nhau. Những quyền và tự do cơ bản của cá nhân được chia thành hai nhóm

– Nhóm quyền dân sự, chính trị bao gồm như: quyền sống, quyền nói, quyền tự do và an ninh cá nhân, Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng; quyền có quốc tịch, quyền có tên, quyền sở hữu tài sản….

– Nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa bao gồm như: Quyền được bảo đảm điều kiện làm việc an toàn và công bằng; quyền được học tập; quyền có mức sống thích đáng; quyền được hưởng mức độ sức khỏe cao nhất có thể đạt được…. Tóm lại, đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người là hệ thống các quy định trong hệ thống pháp luật nhằm cụ thể hóa, bảo đảm thực hiện bảo vệ quyền con người và cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định đó trong thực tiễn đời sống.

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191